Tân Chủ tịch ECB kêu gọi các nước Eurozone tăng chi ngân sách
Tân Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 30/10 cho rằng các quốc gia Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thặng dư ngân sách như Đức nên tăng chi để chống đỡ cho tình hình tăng trưởng chậm trong khối này.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh RTL của Pháp, bà Lagarde nhấn mạnh dù đã phối kết hợp thành công các chính sách tài chính nhằm bảo vệ Eurozone trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ 2008-2009, nhưng kể từ đó, các nước thành viên có thặng dư ngân sách trong khối "thực sự chưa chứng tỏ được nhiều nỗ lực cần thiết".
Bà cho rằng các quốc gia ghi nhận thặng dư ngân sách thường xuyên như Hà Lan, Đức và một số ít nước khác nên giảm bớt các điều kiện ràng buộc tài chính nhằm hỗ trợ khắc phục tình trạng mất cân bằng hiện nay.
Một ngày trước khi tiếp quản vị trí Chủ tịch ECB từ người tiền nhiệm Mario Draghi, bà Lagarde kêu gọi các quốc gia nói trên tăng chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng, giáo dục và đổi mới.
Bà cũng nhắc lại lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hối thúc tạo dựng nguồn ngân sách chung lớn hơn nữa giữa 19 quốc gia Eurozone.
Trước đó, hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Eurozone đã nhất trí những nội dung cơ bản trong một ngân sách chung của khối, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tham vọng mà Tổng thống Pháp đề xuất.
Công cụ ngân sách này được giới hạn ở mức 17 tỷ euro (gần 18,9 tỷ USD) trong vòng 7 năm và sẽ được gắn với ngân sách của Liên minh châu (EU).
Xuất phát từ các chương trình cứu trợ cho Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland, công cụ trên chỉ hỗ trợ các chính phủ chấp nhận thực hiện các cải cách khó khăn, như cắt giảm lương hưu hoặc tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh.
"Tiểu ngân sách" này vẫn cần phải được các nhà lãnh đạo của Eurozone thông qua. Tuy nhiên, vấn đề gai góc hiện nay là liệu tất cả 27 quốc gia EU tham gia các cuộc đàm phán ngân sách của liên minh này có đồng ý chuyển một phần ngân sách toàn khối cho một dự án của Eurozone hay không.
Trên thực tế, các cuộc đàm phán thời gian qua vốn đã căng thẳng vì sự ra đi của Anh, gây sức ép buộc các nước giàu phải đóng góp nhiều hơn cho ngân sách EU./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ECB hạ dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát tại Eurozone
12:31' - 26/10/2019
Các nhà dự báo dự đoán lạm phát HICP hàng năm tại Eurozone đạt trung bình 1,2% trong năm 2019 và năm 2020 và 1,4% trong năm 2021, giảm so với dự đoán đưa ra trước đó lần lượt là 1,3%, 1,4% và 1,5%.
-
Chuyển động DN
ECB: Doanh nghiệp Eurozone vẫn có nhu cầu vay vốn ngân hàng
20:31' - 22/10/2019
Kết quả cuộc khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố ngày 22/10 cho thấy, các doanh nghiệp trong Khu vực Eurozone vẫn có nhu cầu vay ngân hàng trong quý III/2019.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch ECB hối thúc thành lập ngân sách chung của Eurozone
16:28' - 30/09/2019
Ngày 30/9, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi hối thúc các nhà lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thành lập ngân sách chung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.