Tân Thủ tướng Anh thất bại trong "bài kiểm tra" đầu tiên
Tân Thủ tướng Anh Boris Johson đã thất bại trong "phép thử" đầu tiên trên cương vị mới khi phải chứng kiến ứng cử viên đảng Bảo thủ cầm quyền không thể vượt qua đối thủ từ đảng Dân chủ Tự do trong cuộc bầu cử bổ sung tại khu vực Brecon và Radnorshire.
Kết quả này cũng khiến thế đa số vốn mong manh của đảng cầm quyền trong quốc hội giảm đi một ghế.
Cuộc bầu cử bổ sung ngày 1/8 là vòng cạnh tranh giữa ứng cử viên ủng hộ Brexit của đảng Bảo thủ Chris Davies và đối thủ Jane Dodds, đại diện đảng Dân chủ Tự do với quan điểm duy trì tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) mà Anh đã nắm giữ hơn 40 năm qua.
Trước đó, hôm 30/7, ông Johnson cũng đã tới vùng này để thể hiện sự ủng hộ với ứng cử viên Chris Davies. Ông Davies từng là nghị sĩ quốc hội của đảng Bảo thủ nhưng đã phải từ chức sau khi dính tới một vụ bê bối lớn.
Kết quả kiểm phiếu cho thấy đại diện đảng Dân chủ Tự do đã đánh bại ông Davies với số phiếu tương ứng là 13.826 - 12.401. Kể từ những năm 1990 tới nay, vị trí nghị sĩ đại diện cho vùng Brecon và Radnorshire luôn luân phiên giữa hai đảng Bảo thủ và Dân chủ Tự do.
Kết quả này cũng phần nào chỉ ra đảng Dân chủ Tự do đang dần mở rộng ảnh hưởng trong khi vị thế của các đảng lớn thu hẹp. Trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu (EP) hồi tháng 5 vừa qua, đảng này cũng tạo ra bất ngờ khi về vị trí thứ hai sau đảng Brexit mới thành lập.
Đại diện của đảng Dân chủ Tự do khẳng định việc đầu tiên khi tới Westminster với tư cách nghị sĩ là tìm tới Thủ tướng Johnson và yêu cầu ông này loại bỏ kịch bản Brexit không thỏa thuận.
Cuộc bầu cử bổ sung này được coi là "bài kiểm tra" đầu tiên đối với tầm ảnh hưởng của tân Thủ tướng Anh, người đã tạo ra hiệu ứng giúp đảng Bảo thủ cầm quyền lấy lại vị trí dẫn đầu trong một số cuộc thăm dò dư luận quốc gia trong thời gian gần đây.
Thất bại này có thể chịu ảnh hưởng nhiều từ bê bối vây quanh ứng cử viên Davies, chưa thể hiện sát thực mức độ ảnh hưởng thực sự của tân thủ tướng và chiến dịch Brexit, nhưng vẫn đẩy chính phủ của ông Johnson đứng trước nguy cơ không thể kiểm soát quốc hội trong giai đoạn nước rút quan trọng từ nay cho tới khi Anh chính thức rời EU vào ngày 31/10 tới.
Các nghị sĩ Quốc hội Anh được cho là đã vạch sẵn chiến lược để "bóp nghẹt" lời đe dọa của ông Johnson về kế hoạch quyết đưa Anh rời EU kể cả khi không có thỏa thuận sau hai lần trì hoãn.
Ông cũng cần một thế đa số ổn định tại quốc hội để có thể thông qua dự luật đảm bảo kịch bản Brexit không thỏa thuận diễn ra "êm" nhất có thể cũng như bất kỳ thỏa hiệp nào có được với EU.
Hiện Quốc hội Anh đang cực kỳ chia rẽ, chưa kể có những nghị sĩ có thể thay đổi quan điểm tùy thời điểm hoặc vắng mặt vào những thời điểm quan trọng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ chi 2,54 tỷ USD hỗ trợ tiến trình Brexit không thỏa thuận
08:57' - 01/08/2019
Bộ trưởng Tài chính Anh Sajit Javid đã công bố gói chi ngân sách trị giá 2,1 tỷ bảng Anh (tương đương 2,54 tỷ USD) hỗ trợ tiến trình Brexit không có thỏa thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Anh tìm kiếm cơ hội thương mại mới tại ASEAN trước thềm Brexit
11:14' - 31/07/2019
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tham dự cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhằm tìm kiếm các cơ hội thương mại mới và “củng cố” quan hệ ngoại giao trước thời điểm Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ bất lợi khi EU chậm trễ chuẩn bị cho kịch bản Brexit "cứng"
11:04' - 29/07/2019
Ngày 28/7, một tổ chức các doanh nghiệp Anh cảnh báo so với Anh, các nước Liên minh châu Âu (EU) ít chuẩn bị hơn cho kịch bản "Brexit cứng".
-
Kinh tế Thế giới
Ngăn kịch bản Brexit không thỏa thuận
20:34' - 28/07/2019
Lãnh đạo Công đảng đối lập tại Anh nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để ngăn chặn sự ra đi không thỏa thuận".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU thắt chặt quy định sàng lọc các nhà đầu tư nước ngoài
12:54'
Các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về những quy định mới cho phép sàng lọc các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tiếp tục tăng cao
11:34'
Chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE)-chỉ số được Fed sử dụng làm thước đo lạm phát đã tăng 6,3% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Australia đẩy nhanh đàm phán FTA
11:06'
Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý đẩy nhanh các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Thương mại tự do (FTA) với Australia sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Anthony Albanese và Ủy viên EU Ursula von der Leyen.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Malaysia ở mức thấp nhất thế giới
10:58'
Tỷ lệ lạm phát của Malaysia vẫn nằm trong số nước thấp nhất trên thế giới do chính phủ đã thực thi các biện pháp kiểm soát giá hàng hóa và nhu yếu phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ gặp trở ngại lớn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
10:22'
Ngày 30/6, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết rằng Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) không được ban hành những quy định có ảnh hưởng sâu rộng nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nhà máy điện.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không yêu cầu Saudi Arabia tăng sản lượng dầu
10:08'
Tổng thống Mỹ sẽ không trực tiếp gây sức ép đối với Saudi Arabia nhằm tăng sản lượng dầu để kiềm chế giá dầu thô tăng vọt khi ông gặp Quốc vương và Thái tử Saudi Arabia trong chuyến thăm nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Belarus tạm ngừng yêu cầu thị thực đối với công dân Ba Lan
09:48'
Belarus ngày 30/6 đã thông báo về việc tạm ngừng yêu cầu thị thực đối với các công dân Ba Lan nhằm thể hiện chính sách “láng giềng tốt” với quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada bất ngờ suy yếu
08:22'
Theo dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan Thống kê Canada (Statscan), nền kinh tế Canada bất ngờ đi xuống trong tháng 5/2022.
-
Kinh tế Thế giới
Tình trạng thiếu điện tại Nhật Bản chưa có dấu hiệu sớm dịu lại
06:30'
Theo nhật báo Yomiuri, nguồn cung điện ở Nhật Bản đang khan hiếm và không có dấu hiệu nào cho thấy sự mất cân đối cung-cầu về điện năng sẽ sớm được giải quyết.