Tăng năng lực cho dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng khối ASEAN
Trong khuôn khổ Hội nghị Liên đoàn Dệt May các nước Đông Nam Á (AFTEX) 2016 tổ chức tại Việt Nam, ngày 1/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng trong khối dệt may ASEAN nhằm hướng tới sự phát triển bền vững”.
Tại hội thảo, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đang đứng ở tầm chiến lược trong khối nhà chung Đông Nam Á (ASEAN) và tới đây, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam sẽ đứng Top đầu các nước ASEAN.
Bởi, trong khối ASEAN, về lực hút và tỷ trọng xuất khẩu thì Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập sâu, rộng với khu vực và thế giới đã tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam phát triển.
Từ một ngành chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước, dệt may đã trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu cả nước và đưa Việt Nam đứng Top 5 các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 27 tỷ USD. Hiện, ngành dệt may đã có trên 6.000 doanh nghiệp, tạo việc làm ổn định cho hơn 2,5 triệu lao động. Dự kiến, năm nay ngành này sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 29 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Liên đoàn Dệt May các nước Đông Nam Á được thành lập từ năm 1977 đến nay đã được 39 năm. Hiệp hội Dệt May Việt Nam tham gia là thành viên của Liên đoàn từ năm 2001.
Trong quá trình hoạt động, AFTEX đã có những đóng góp quan trọng vào sự hợp tác, phát triển giữa các nước ASEAN. AFTEX đã góp phần vào việc hình thành khu vực thương mại tự do giữa các quốc gia Đông Nam Á; cũng như quá trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có hiệu lực vào cuối năm 2015.
Đặc biệt, AFTEX đã đề xướng hai chương trình lớn là: Liên minh chuỗi cung ứng dệt may Đông Nam Á và chuẩn tay nghề dệt may ASEAN mang lại nhiều lợi ích thiết thực tại các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, các nước xuất khẩu dệt may lớn của thế giới như: Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và một số nước mới nổi như Campuchia, Myanmar thì sự liên kết, hợp tác để tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may chưa được như mong muốn.
Cụ thể, mặc dù kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN tăng từ 15 tỷ USD (năm 2005) lên 42 tỷ USD (2015), song kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam với các nước ASEAN lại tăng rất khiêm tốn, chỉ từ 451 triệu USD (năm 2005) tăng lên 1,73 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu 965 triệu USD và nhập khẩu 767 triệu USD.
Hiện tại, đã có sự thay đổi lớn môi trường kinh doanh và sự dịch chuyển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu do tác động của các hiệp định thương mại tự do.
Cộng Đồng kinh tế ASEAN và cơ chế một cửa ASEAN được áp dụng từ năm 2017 cũng sẽ tạo ra những cơ hội và cả những thách thức mới.
Vì vậy, các hoạt động của AFTEX trong tương lai, sẽ tạo điều kiện để mỗi thành viên trong khối ASEAN tham gia tốt hơn vào việc phát triển bền vững chuỗi cung ứng dệt may khu vực ASEAN và toàn cầu.
"Để đạt được mục tiêu là mái nhà chung trong khối ASEAN, Việt Nam cần tập trung phát triển dệt may như mục tiêu trong chiến lược dài hạn quy hoạch chiến lược dệt may đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2040.
Bên cạnh đó, bản thân ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cũng phải tạo ra động lực, sức hút các nhà đầu tư nước ngoài…, đồng thời, mỗi doanh nghiệp cần tìm ra yếu tố riêng để xây dựng những dòng thương hiệu cho riêng mình.”- ông Vũ Đức Giang nói./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Điện thoại, linh kiện và hàng dệt may, da giày đứng đầu nhóm hàng xuất siêu
10:48' - 31/10/2016
Trong 10 tháng năm nay, thương mại hàng hoá của Việt Nam ước xuất siêu gần 3,52 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng trong khối dệt may ASEAN
10:40' - 26/10/2016
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Vitas sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Liên đoàn Dệt May các nước Đông Nam Á (AFTEX).
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may cần có các giải pháp căn cơ để vượt khó
21:30' - 07/10/2016
Rất nhiều áp lực mới đè nặng lên ngành dệt may, do đó các doanh nghiệp cần phải nỗ lực và thực hiện các giải pháp căn cơ thì mới có thể hoàn thành được kế hoạch xuất khẩu năm 2016 (đã điều chỉnh).
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá cà phê tăng nhẹ, giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong gần hai năm
18:26'
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm do đồng rupee yếu và nguồn cung gia tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ảm đạm.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng
13:33'
Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá
19:35' - 23/05/2025
Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
-
Hàng hoá
Chấn chỉnh tình trạng “bát nháo” kinh doanh qua mạng
17:11' - 23/05/2025
Xử lý những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức trên không gian mạng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường là một “cuộc chiến” đòi hỏi sự quyết liệt của ngành chức năng.
-
Hàng hoá
Hồ tiêu Việt Nam khẳng định lại vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới
16:54' - 23/05/2025
Trước sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và xu hướng chuộng sản phẩm đạt chuẩn cao, đây chính là cơ hội để hồ tiêu Việt Nam tái định vị trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2025
16:25' - 23/05/2025
Giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp vào chiều 23/5, ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong ba tuần.
-
Hàng hoá
Tăng giám sát cửa khẩu, đường mòn lối mở khu vực biên giới để chống buôn lậu
16:18' - 23/05/2025
Thực tế cho thấy, tại các cửa khẩu trên địa bàn, tình hình gian lận thương mại qua mặt hàng nhập khẩu vẫn tiềm ẩn.
-
Hàng hoá
Nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:26' - 23/05/2025
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/5, thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến sắc đỏ bao phủ 8 trên 9 mặt hàng trong nhóm.
-
Hàng hoá
OPEC+ rục rịch tăng sản lượng, giá dầu chịu sức ép
07:22' - 23/05/2025
Trong phiên giao dịch 22/5, giá dầu thế giới đi xuống khi các nhà đầu tư cân nhắc thông tin về việc các nhà sản xuất dầu mỏ đang thảo luận về khả năng tăng sản lượng vào tháng Bảy.