Tăng năng suất lao động: Con đường duy nhất cho mục tiêu 2035
Theo “Báo cáo Việt Nam 2035”, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân đầu người 7%/năm. Với tốc độ tăng trưởng này sẽ giúp Việt Nam có cơ hội trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2035.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, con đường duy nhất là chúng ta phải tăng năng suất lao động.
* Nỗi lo từ năng suất lao động thấp Báo cáo Việt Nam 2035 chỉ rõ, nếu tiến hành những cải cách cần thiết để nâng tăng trưởng GDP bình quân đầu người lên mức 7% một năm, đến năm 2035 Việt Nam có thể đạt mức thu nhập như của Hàn Quốc, và Đài Loan (Trung Quốc) vào đầu những năm 2000. Từ vị trí nước thu nhập trung bình cao, Việt Nam có cơ sở vững chắc để đạt mức thu nhập cao trong tương lai. Việt Nam cũng sẽ có cơ hội thuận lợi hơn để bắt kịp, thậm chí vượt trên các nước láng giềng có thu nhập trung bình như Indonesia và Philippines.Tuy nhiên, trong thời gian qua, tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng năng suất lao động trong những năm 1990, đã sụt giảm mạnh trong giai đoạn sau năm 2000 và tăng trưởng năng suất lao động đã giảm ở hầu hết các khu vực.
Thực tế, năng suất lao động giảm trong các ngành khai khoáng, tiện ích công cộng, xây dựng và tài chính, là những ngành mà doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Do theo đuổi nhiều mục tiêu; trong đó lợi nhuận không phải là ưu tiên, cùng với các ưu đãi méo mó nên các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả.Năng suất tài sản công ty (bao gồm vốn và đất đai) và các biện pháp tăng năng suất lao động trong suốt những năm 2000 đều cho thấy tình trạng không hiệu quả.
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, tuy đã thực hiện cổ phần hoá từ lâu nhưng không đồng đều, sự hiện diện trong sản xuất cũng như mức độ chi phối của khu vực công đối với thị trường nhân tố sản xuất vẫn còn rất lớn. Nhà nước vẫn nắm giữ đa số cổ phần của các doanh nghiệp. Theo đó, khu vực nhà nước vẫn chiếm vị thế độc quyền (hoặc độc quyền nhóm) trong các ngành quan trọng như: sản xuất phân bón, khai mỏ, dịch vụ thiết yếu, ngân hàng, xây dựng và nông nghiệp.Tuy nhiên, dưới sức ép ngày càng tăng về tái cơ cấu, khu vực này ít nhất cũng đã tìm cách duy trì năng suất lao động để không đi xuống hơn nữa.
Theo báo cáo, hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong nước còn đáng quan ngại hơn. Hàng loạt các biện pháp cải cách đã được thực hiện nhằm thể chế hóa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân đã giúp kinh tế tư nhân tăng trưởng nhanh chóng.Nhưng khi con số doanh nghiệp tư nhân tăng lên thì năng suất của doanh nghiệp lại giảm xuống đến mức gần như không có khoảng cách giữa năng suất lao động và tài sản trong khu vực tư nhân trong nước và khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và hoạt động trong khu vực phi chính thức do đó không thể tăng năng suất lao động nhờ vào chuyên môn hoá hay tận dụng lợi thế quy mô được. Đồng thời, các doanh nghiệp tư nhân lớn với số lượng tương đối ít (nhất là những doanh nghiệp có trên 300 lao động) thường có năng suất thấp hơn so với các doanh nghiệp nhỏ, cả về năng suất tài sản và lao động.* Giải pháp từ phát triển kinh tế tư nhân
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định để đạt được mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 15.000-18.000 USD/người vào năm 2035, con đường duy nhất là phải tăng năng suất lao động. Năng suất lao động tổng hợp năm 2015 đã được cải thiện lên đến khoảng hơn 29%, nhưng rõ ràng để đạt được các mục tiêu trong 5 năm tới, năng suất này phải đạt mức ở mức 35%. Nhìn chung ở các nước phát triển, đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế là từ năng suất lao động tổng hợp, thường trên 50% (Nhật Bản có thể lên tới 80%-90%).Báo cáo Việt Nam 2035 cũng nhấn mạnh việc tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước vẫn quan trọng, nhưng sẽ là không đủ. Khu vực tư nhân trong nước còn yếu nên đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn về chính sách. Cần củng cố nền tảng thể chế kinh tế thị trường, đặc biệt là việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản và thực thi có hiệu lực các chính sách đảm bảo cạnh tranh.
Theo TS Nguyễn Minh Phong, một trong những giải pháp để nâng cao năng suất lao động là cần chuyển dịch vào những lĩnh vực có hàm lượng khoa học công nghệ cao và giá trị gia tăng cao hơn như: công nghiệp phụ trợ, phát triển công nghệ thông tin, ngành tàu thủy, công nghệ chế biến và công nghệ chính xác...Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đây là xu hướng của thế giới đã thực hiện từ lâu. “Khi kinh tế tư nhân phát triển tốt sẽ tạo ra giá trị tích cực như: thị trường lao động đòi hỏi lao động phải có trình độ cao; áp dụng công nghệ quản trị, kể cả công nghệ quản trị nhân sự và quản trị kinh doanh để tạo ra năng suất phù hợp.Bên cạnh đó, để cạnh tranh các doanh nghiệp phải áp dụng khoa học công nghệ và nâng cao năng suất lao động mạnh mẽ, sự liên kết tăng cao”, TS Nguyễn Minh Phong cho biết.
Mặt khác, bất kỳ nhân viên ở vị trí công việc nào cũng phải ý thức được trách nhiệm, vai trò và mức độ hoàn thành công việc để từ đó lượng giá được giá trị mà mình mang lại - đại diện một doanh nghiệp lĩnh vực dệt may, ông Phạm Xuân Trình, Tổng công ty cổ phần Phong Phú cho biết.Các chuyên gia cũng khuyến nghị thị trường đất đai minh bạch, vận hành tốt và một khu vực tài chính cạnh tranh, có sự quản lý tốt của Nhà nước cũng là những điều kiện không thể thiếu.Khu vực kinh tế tư nhân trong nước được nâng cao năng lực và tự tin hơn sẽ đẩy mạnh kết nối theo chiều sâu với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ và tri thức. Đây là những yếu tố rất cần thiết để nâng cao năng suất lao động./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khoảng cách năng suất lao động của Việt Nam và quốc tế là rất lớn
14:31' - 06/01/2016
Nhà nước không thể hỗ trợ cho từng doanh nghiệp, mà bản thân các doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng hợp lý với hàng hóa với thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ sắp ban hành nghị quyết về năng suất lao động
20:01' - 28/12/2015
Chính phủ đang chuẩn bị ra nghị quyết về năng suất lao động, trong đó nêu rõ ba yếu tố cơ bản để tăng năng suất là đẩy mạnh tái cơ cấu, đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng năng suất lao động để tận dụng "cơ hội dân số vàng"
14:48' - 23/11/2015
Theo PGS. TS. Giang Thanh Long, Viện trưởng Viện Chính sách công và Quản lý, Trường ĐH KTQD, tăng năng suất lao động là yếu tố sống còn tới tăng trưởng kinh tế
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng năng suất lao động cần quan tâm đến mức sống tối thiểu cho người lao động
13:00' - 17/11/2015
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nâng cao năng suất lao động cần quan tâm đúng mức đến mức sống tối thiểu cho người lao động và điều kiện làm việc của người lao động.
-
Kinh tế Việt Nam
Lương và năng suất lao động – cầu nối cho phát triển
07:00' - 03/10/2015
Việc tăng lương tối thiểu sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng suất lao động. Tuy vậy, việc này sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp?
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.