Tăng năng suất lao động sẽ tạo ra lợi ích theo cấp số nhân
Ý thức chấp hành kỷ luật lao động không cao, thiếu các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ hạn chế..., cùng những "điểm nghẽn" trong quá trình chuyển đổi cơ chế khiến năng suất lao động của Việt Nam dù đã được cải thiện trong thời gian qua nhưng vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Để sớm cải thiện năng suất lao động cần sự đổi mới trong tư duy tiếp cận, nhất là tiếp cận với thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0. Nội dung trao đổi dưới đây giữa phóng viên TTXVN với Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
Phóng viên: Dưới góc độ chuyên gia thống kê, xin ông cho biết thực chất năng suất lao động của Việt Nam hiện nay ra sao và có tác động như thế nào đối với nền kinh tế đất nước? Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Năng suất lao động xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được đo bằng GDP tính bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Cách tính này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động). Tính theo giá so sánh, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2018 tăng 6% so với năm 2017, bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,7%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Trong 3 năm 2016-2018, mặc dù lao động chỉ tăng 0,9%/năm, nhưng năng suất lao động đạt tốc độ tăng cao hơn giai đoạn trước với mức 5,77%/năm nên GDP tăng trưởng bình quân đạt tốc độ 6,7%/năm… Điều đó cho thấy năng suất lao động đã tác động lớn như thế nào tới tăng trưởng kinh tế. Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Singapore (1,4%/năm); Malaysia (2%/năm); Thái Lan (3,2%/năm); Indonesia (3,6%/năm); Philippines (4,4%/năm). Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn. Nếu năm 2011, năng suất lao động của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, lần lượt gấp năng suất lao động của Việt Nam 17,6 lần; 6,3 lần; 2,9 lần; 2,4 lần và 1,8 lần thì đến năm 2018 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 13,7 lần; 5,3 lần; 2,7 lần; 2,2 lần và 1,8 lần. Tuy nhiên, đối với các nước trong khu vực, khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% năng suất lao động của Philippines; năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 1,6 lần)… Qua đó, khẳng định nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể tăng năng suất lao động đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Phóng viên: Thưa ông, năng suất lao động của Việt Nam được cho là thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, ông có thể cho biết nguyên nhân nào khiến năng suất lao động của Việt Nam thấp như vậy? Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam thấp như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa cao; trình độ lao động thấp; trang bị tài sản (phương tiện lao động) trên một lao động còn hạn chế; quản lý nguồn lực còn yếu kém… Cụ thể hơn có thể thấy, quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ. Mặc dù, quy mô nền kinh tế thể hiện qua chỉ tiêu GDP ngày càng được mở rộng, nhưng so với các nước trong khu vực thì GDP theo PPP của Việt Nam hiện chỉ bằng GDP của Ấn Độ năm 1973, Trung Quốc năm 1978, Indonesia năm 1982, Hàn Quốc năm 1992, Thái Lan năm 2001 và Malaysia năm 2010, trong khi đó số lao động đang làm việc trong nền kinh tế của Việt Nam rất dồi dào với hơn 54 triệu lao động. Do đó, theo phương pháp đo lường thống kê GDP tính bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm khiến cho mức năng suất lao động của chúng ta thấp hơn nhiều nước. Bên cạnh đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang tính chất động lực hay huyết mạch của nền kinh tế như: tài chính, ngân hàng còn chiếm tỷ trọng thấp. Chuyển dịch cơ cấu lao động tuy diễn ra khá nhanh, nhưng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay còn lớn, đa số lao động trong khu vực này là lao động giản đơn, công việc có tính thời vụ, không ổn định nên giá trị gia tăng tạo ra thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp. Lao động di chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp chủ yếu chuyển sang làm trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có năng suất thấp hay các ngành dịch vụ có thu nhập thấp. Chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế; trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động còn lớn. Không những thế, quá trình đô thị hóa của Việt Nam diễn ra chậm, tỷ lệ dân số thành thị năm 2018 mới đạt khoảng 35,7%, trong giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 3,1%/năm, đồng nghĩa với việc lượng cung về lao động cho khu vực công nghiệp và dịch vụ thấp; lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản khó có điều kiện để thúc đẩy tăng năng suất lao động như khu vực công nghiệp và dịch vụ.Phóng viên:Thưa ông, có một số ý kiến cho rằng, còn một số “điểm nghẽn” về thể chế trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường cũng là một trong những nguyên nhân khiến năng suất lao động của Việt Nam thấp?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Tôi thấy còn một số “điểm nghẽn” về thể chế trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã ảnh hưởng tới quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Thể chế kinh tế thị trường còn thiếu đồng bộ, đặc biệt đối với thị trường lao động, công nghệ và bất động sản. Do xuất phát điểm thấp và đang trong giai đoạn chuyển đổi, việc phát triển những thị trường có thể chế đặc thù trên gặp nhiều khó khăn, hệ thống pháp luật, chính sách cho việc phát triển các loại thị trường chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chất lượng chưa cao và theo kịp sự phát triển của các loại thị trường này. Việc triển khai, thực thi hệ thống pháp luật, chính sách và hiệu lực quản lý Nhà nước trong phát triển các loại thị trường còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta trong thời gian qua tuy đã có bước cải thiện, nhưng vẫn thấp so với các nước trong khu vực. Tôi cũng cho rằng khu vực doanh nghiệp dù đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao năng suất lao động của toàn nền kinh tế, nhưng chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng năng suất lao động. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực về vốn hạn hẹp, khả năng đầu tư công nghệ hạn chế, kinh nghiệm quản lý sản xuất yếu và năng lực cạnh tranh thấp. Phóng viên: Vậy theo ông những giải pháp mà Tổng cục Thống kê đề xuất để nâng cao năng suất lao động trong thời gian tới là gì? Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Năng suất lao động và việc làm là các yếu tố tác động đến tăng trưởng GDP. Tăng trưởng GDP dựa trên tăng việc làm giản đơn, không có trình độ công nghệ và tay nghề thường không cao và thiếu bền vững, trong khi tăng trưởng GDP theo hướng tăng năng suất lao động tuy là một thách thức nhưng đầy tiềm năng để tạo ra tăng trưởng cao, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Với năng suất cao hơn, tăng việc làm có chất lượng hơn sẽ tạo ra “lợi ích theo cấp số nhân”. Trong điều kiện tự do hóa thương mại và Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa tạo cơ hội phát triển cho kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng có nguy cơ Việt Nam bị bỏ lại xa hơn các quốc gia trên thế giới. Để nâng cao năng suất lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, theo tôi, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp về thể chế, chính sách; giải pháp chung cho nền kinh tế và giải pháp cho khu vực doanh nghiệp. Theo đó, trước mắt, Chính phủ cần sớm thành lập Ủy ban Năng suất Quốc gia; trong đó, thiết lập một cơ quan thường trực, chuyên sâu về năng suất lao động có nhiệm vụ phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam; đồng thời, cử các đoàn sang học tập kinh nghiệm của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc để áp dụng vào Việt Nam; đồng thời, cần xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất lao động của Việt Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn để năng suất lao động của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực. Cùng với đó là ban hành và thực thi các giải pháp mang tính đột phá, tạo áp lực để các tổ chức kinh tế tiếp cận, ứng dụng công nghệ, từng bước nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, cần đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của các chính sách đổi mới, tạo môi trường chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhằm tăng năng suất lao động với các sản phẩm mới, công nghệ cao. Có giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp sắp xếp lại để có quy mô lao động tối ưu nhằm đạt được năng suất lao động cao nhất (doanh nghiệp có quy mô từ 100-299 lao động). Đặc biệt, khu vực doanh nghiệp chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế; nâng cao năng suất lao động khu vực doanh nghiệp đóng vai trò quyết định tới việc nâng cao năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế. Việc tiếp cận thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường nhanh nhất để các doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc phát triển, tận dụng cơ hội cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường… Phóng viên: Xin cám ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân khiến năng suất lao động Việt Nam còn thấp
15:40' - 07/08/2019
Qua tổ chức lại sản xuất, lao động nông nghiệp chỉ chiếm 37% là 1 tiến bộ rất lớn nhưng vẫn cao vì nhiều nước chỉ còn ở mức 2-3%. Đây là một nguyên nhân khiến năng suất lao động Việt Nam còn thấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào giúp tăng năng suất lao động của Việt Nam?
14:58' - 06/08/2019
Có nhiều yếu tố khiến năng suất lao động của Việt Nam còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực ASEAN.
-
Chuyển động DN
Biendong POC: Năng suất lao động bình quân đạt 60 tỷ đồng/người/năm
14:34' - 26/02/2019
Tổng doanh thu của Biendong POC hiện đạt hơn 2,7 tỷ USD trên tổng mức đầu tư ban đầu 2,8 tỷ USD, năng suất lao động bình quân trong năm 2018 đạt 60 tỷ đồng/người/năm.
-
Chuyển động DN
Giải pháp nào tăng năng suất lao động trong ngành truyền tải điện?
10:45' - 18/02/2019
Để nâng cao năng suất lao động, công ty đã chú trọng đào tạo chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, thí nghiệm, sửa chữa là công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, cần phải cập nhật kiến thức mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.