Giải pháp nào giúp tăng năng suất lao động của Việt Nam?
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, nhằm tìm ra các giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng năng suất lao động của Việt Nam, hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia” do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì sẽ được tổ chức vào ngày 7/8, tại Hà Nội.
Tại Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”, các nội dung chính sẽ được các đại biểu tập trung thảo luận như: năng suất lao động và các giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng năng suất lao động của Việt Nam; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với năng suất lao động; mô hình kinh tế mới và tác động đến năng suất lao động; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp cho việc nâng cao năng suất lao động quốc gia…
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, quy mô nền kinh tế Việt Nam không lớn; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực hạn chế... là những yếu tố khiến cho năng suất lao động của Việt Nam còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực ASEAN.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, có nhiều nguyên nhân khiến cho mức năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, theo đó, chủ yếu là do với xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế nhỏ, việc thu hẹp khoảng cách tương đối về thu nhập bình quân và năng suất lao động của Việt Nam với các nước trong thời gian qua là một thành tựu đáng ghi nhận nhưng chưa đủ để thu hẹp khoảng cách tuyệt đối về giá trị năng suất lao động so với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang tính chất động lực hay huyết mạch của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, du lịch của nước ta còn chiếm tỷ trọng thấp.
Ngoài ra, thay đổi năng suất lao động còn được xem xét qua ảnh hưởng của 3 yếu tố: Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, thay đổi năng suất lao động trong nội bộ các ngành, do tác động đồng thời của chuyển dịch cơ cấu lao động và thay đổi năng suất lao động trong nội bộ ngành (còn gọi là tác động tương tác).
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì yếu tố chuyển dịch cơ cấu lao động đóng vai trò khá quan trọng vào tăng năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế.
Qua nghiên cứu cho thấy, đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động vào tăng trưởng của năng suất lao động ở nước ta vẫn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm, tỷ lệ này trong giai đoạn 2011-2017 đạt 39%, thấp hơn mức 54% của giai đoạn 2000-2010. Điều này cũng phù hợp với quy luật phát triển của các nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi, tăng năng suất lao động sẽ ngày càng phụ thuộc vào tăng năng suất lao động nội ngành.
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết, đến nay, chưa có thay đổi đáng kể trong bản chất tăng trưởng của ngành, chủ yếu vẫn nhờ vào mở rộng quy mô những ngành sử dụng nhiều lao động, hàm lượng công nghệ thấp, làm cho mục tiêu tăng nhanh giá trị gia tăng của sản phẩm chưa đạt được.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn dắt tăng trưởng năng suất lao động nhưng tập trung cao ở những sản phẩm xuất khẩu dựa trên nền tảng công nghệ thấp đến trung bình.
Trong khi đó, ngành công nghệ cao tập trung ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại hoạt động ở khâu lắp ráp, nhập khẩu linh kiện, có giá trị trong nước tương đối thấp; đồng thời, ngành công nghệ cao chủ yếu tận dụng lao động chi phí giá rẻ, chưa có nhiều tác động lan tỏa đối với khu vực trong nước nên chưa tạo đột phá về tăng trưởng năng suất lao động.
Đó là chưa kể, chuyển dịch cơ cấu lao động tuy diễn ra khá nhanh nhưng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay còn lớn, đa số lao động trong khu vực này là lao động giản đơn, công việc có tính thời vụ, không ổn định nên giá trị gia tăng tạo ra thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp.
Đến năm 2018, nước ta vẫn còn tới 20,5 triệu lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khi năng suất lao động khu vực này chỉ đạt 39,8 triệu đồng/lao động, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của nền kinh tế; bằng 30,4% năng suất lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và bằng 33,7% năng suất lao động các ngành dịch vụ.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tăng năng suất lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ rất phổ biến ở các quốc gia có mức độ phát triển thấp. Hiện nay, nước ta vẫn còn dư địa để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nhằm tăng năng suất lao động.
Tuy nhiên, xu hướng này không thể kéo dài khi Việt Nam phát triển lên mức cao hơn, thu nhập ở khu vực nông thôn gia tăng, cơ cấu kinh tế ổn định sẽ làm giảm đáng kể dư địa cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
“Do đó, để tránh quá trình kéo dài mới bắt kịp các nước về năng suất lao động, Việt Nam cần quan tâm và nỗ lực nhiều hơn để nâng cao năng suất lao động trong các doanh nghiệp, qua đó chuyển dần theo xu hướng mới và phổ biến ở các nền kinh tế tiên tiến, đó là yếu tố tăng năng suất nội ngành đóng vai trò chủ đạo trong việc tăng năng suất của nền kinh tế”, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nan giải "bài toán" thiếu lao động biển
15:58' - 09/07/2019
Những năm gần đây, nghề khai thác hải sản xa bờ tại khu vực miền Trung gặp không ít khó khăn do khan hiếm người lao động đi biển, hay còn gọi là “bạn biển”.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam lọt vào top 10 quốc gia tốt nhất thế giới cho lao động nước ngoài
14:58' - 05/07/2019
Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo HSBC Expat 2019 - bảng xếp hạng những quốc gia đáng sống và làm việc nhất thế giới dành cho người nước ngoài, trong đó Việt Nam lọt vào top 10 trong danh sách này.
-
Chuyển động DN
Biendong POC: Năng suất lao động bình quân đạt 60 tỷ đồng/người/năm
14:34' - 26/02/2019
Tổng doanh thu của Biendong POC hiện đạt hơn 2,7 tỷ USD trên tổng mức đầu tư ban đầu 2,8 tỷ USD, năng suất lao động bình quân trong năm 2018 đạt 60 tỷ đồng/người/năm.
-
Chuyển động DN
Giải pháp nào tăng năng suất lao động trong ngành truyền tải điện?
10:45' - 18/02/2019
Để nâng cao năng suất lao động, công ty đã chú trọng đào tạo chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, thí nghiệm, sửa chữa là công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, cần phải cập nhật kiến thức mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không xây đựng đường Bình Phước – Đồng Nai qua cầu Mã Đà
21:33' - 07/07/2022
Ngày 7/7, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn đã ký công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
21:00' - 07/07/2022
Nghị quyết 54 đã trao một số cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh với 18 nội dung thuộc 5 lĩnh vực quản lý gồm đất đai; đầu tư; tài chính - ngân sách nhà nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng hải Việt Nam nói gì về đầu tư bến cảng Phù Mỹ (Bình Định)?
20:08' - 07/07/2022
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có ý kiến liên quan tới hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư khu bến cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định).
-
Kinh tế Việt Nam
Bến Tre thể chế hóa chiến lược phát triển hướng Đông
16:18' - 07/07/2022
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, tỉnh Bến Tre cần thể chế hóa chiến lược phát triển hướng Đông, nêu rõ nét trong quy hoạch phát triển tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất đầu tư 475 tỷ đồng cải tạo các ga đường sắt phía Bắc
15:39' - 07/07/2022
Tổng mức đầu tư dự kiến để cải tạo 3 ga hành khách và 4 ga hàng hoá là hơn 475 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Các chính sách kiểm soát mục tiêu lạm phát năm 2022
15:33' - 07/07/2022
Giữa “vòng xoáy” lạm phát toàn cầu, việc đạt được 4% theo mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đề ra trong năm nay là một thách thức rất lớn”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần hơn 24.300 tỷ đồng nâng cấp sân bay Cam Ranh giai đoạn đến năm 2030
15:15' - 07/07/2022
Trong đó thời kỳ 2021 – 2030 dự kiến, cảng hàng không Cam Ranh cần 24.311 tỷ đồng, giai đoạn sau 2030 tầm nhìn đến 2050 khoảng 15.065 tỷ đồng để nâng cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh thu vận tải đường sắt tăng hơn 38%
14:11' - 07/07/2022
Doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng công ty và của khối vận tải dự kiến tăng trưởng khá; trong đó doanh thu khối vận tải tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng sản phẩm rau quả chế biến gắn với nhu cầu thị trường
12:54' - 07/07/2022
Phát triển công nghệ hiện đại, phù hợp với quy mô nhỏ, vừa là điều cần thiết. Nếu khối doanh nghiệp nhỏ, vừa và hợp tác xã được quan tâm sẽ nâng cao tỷ lệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chế biến.