Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc “hạ nhiệt” đáng kể trong quý II
Số liệu chính thức công bố ngày 15/7 cho thấy đà tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong quý II/2021, với người tiêu dùng vẫn do dự trong việc chi tiêu và các công ty vật lộn với chi phí cho nguyên liệu thô tăng cao.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phục hồi nhanh chóng từ đợt sụt giảm năm ngoái do đại dịch COVID-19 gây ra.
Nhưng tốc độ phục hồi này đang giảm dần với hoạt động chế tạo tăng chậm lại và nhu cầu tiêu dùng không tăng nhanh như mong đợi.
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý vừa kết thúc đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức giảm đáng kể so với mức tăng 18,3% trong ba tháng đầu năm.
NBS cho biết kinh tế Trung Quốc tiếp tục "phục hồi ổn định" trong nửa đầu năm 2021, song cũng cảnh báo rằng còn nhiều yếu tố bất ổn bên ngoài và đà phục hồi kinh tế trong nước không đồng đều.
Bản báo cáo nhấn mạnh Trung Quốc vẫn cần nỗ lực để củng cố nền tảng cho sự phục hồi và phát triển ổn định của nền kinh tế.
Chi phí nguyên liệu thô tăng cao và gián đoạn vận chuyển đang đè nặng lên các nhà sản xuất. Hoạt động của nhà máy Trung Quốc gần đây cũng suy yếu do tình trạng thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn – vốn được sử dụng để sản xuất nhiều loại hàng hóa từ đồ điện tử đến ô tô.
Tính riêng trong tháng Sáu, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 8,3% và doanh số bán lẻ tăng 12,1%. Hai con số này đều giảm so với tháng trước đó.
Các nhà chức trách cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị là 5%, không thay đổi so với hồi tháng Năm.
Tuy nhiên, có những lo ngại rằng tỷ lệ thất nghiệp thực tế của nước này có thể cao hơn nhiều, do một số lượng lớn lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức.
Đầu tuần này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cảnh báo rằng các công ty nhỏ và vừa đang phải đối mặt với nhiều khó khăn vì chi phí cao hơn, chủ yếu do giá hàng hóa tăng cao.
Ông cho rằng Chính phủ Trung Quốc nên tìm cách hỗ trợ các công ty nhỏ, song nên sử dụng những chính sách kích thích quy mô lớn và ồ ạt./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
MRB Partners: Trung Quốc đóng góp lớn vào tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2022
09:29' - 15/07/2021
Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò lớn trong tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2022 nhờ nhu cầu nội địa và đơn đặt hàng xuất khẩu tiếp tục duy trì mức tăng mạnh mẽ.
-
Kinh tế Thế giới
Dữ liệu lớn - "chiến trường" tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc?
05:30' - 14/07/2021
Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh trong một cuộc chiến công nghệ, dữ liệu lớn (big data) là có thể đóng vai trò định hình lại nền kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới.
-
Kinh tế Thế giới
Yếu tố giúp kinh tế Trung Quốc chống chịu môi trường lạm phát cao
06:30' - 13/07/2021
Tình trạng giá cả leo thang trong thời gian gần đây ở Mỹ và Trung Quốc đã khiến thị trường toàn cầu cảm thấy bất an.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo châu Á là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu?
18:59' - 29/03/2023
Theo báo cáo thường niên của BFA, tốc độ tăng trưởng khu vực châu Á trong năm 2023 có thể đạt 4,5%, cao hơn mức 4,2% trong năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Pháp khẳng định vẫn thực thi luật cải cách hưu trí
11:35' - 29/03/2023
Ngày 28/3, Chính phủ Pháp đã bác bỏ yêu cầu của các công đoàn về việc cân nhắc lại luật tăng tuổi hưu đang gây tranh cãi.
-
Kinh tế Thế giới
EU hoãn giải ngân 19 tỷ euro cho Italy
08:22' - 29/03/2023
Ủy ban châu Âu (EC) đã hoãn việc giải ngân khoản viện trợ khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 trị giá 19 tỷ euro (20,5 tỷ USD) cho Italy.
-
Kinh tế Thế giới
EU hướng tới ngừng nhập khẩu LNG của Nga
07:57' - 29/03/2023
Các Bộ trưởng Năng lượng EU đã đề xuất những quy tắc thị trường khí đốt mới sẽ cung cấp cho các nước thành viên một lộ trình ngừng nhập khẩu LNG từ Nga mà không cần dùng đến các biện pháp trừng phạt.
-
Kinh tế Thế giới
Nội các Nhật Bản duyệt chi 17 tỷ USD cho các biện pháp chống lạm phát
15:46' - 28/03/2023
Ngày 28/3, Chính phủ Nhật Bản đã duyệt chi 2.222,6 tỷ yen (khoảng 17 tỷ USD) từ quỹ dự phòng trong ngân sách của tài khóa 2022 để thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
EC yêu cầu Italy thu hồi 400 triệu euro cho hãng hàng không Alitalia vay
14:34' - 28/03/2023
Hãng Alitalia đã tuyên bố phá sản và ngừng hoạt động năm 2021 sau khi lỗ chồng chất tới 11 tỷ euro trong 2 thập kỷ.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn châu Á Bác Ngao dự báo châu Á tăng trưởng GDP 4,5% trong năm nay
14:07' - 28/03/2023
Theo tóm tắt báo cáo thường niên công bố ngày 28/3 tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2023, khu vực châu Á được dự báo đạt tăng trưởng GDP thực 4,5% trong năm nay, cao hơn mức 4,2% năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế kéo dài 20 năm đối với thịt bò chế biến của Canada
13:20' - 28/03/2023
Nhật Bản đã dỡ bỏ các hạn chế áp dụng trong 20 năm qua đối với việc nhập khẩu thịt bò chế biến của Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Bắt đầu cuộc tổng đình công phản đối cải cách tư pháp tại Israel
07:55' - 28/03/2023
Tổng Liên đoàn lao động Israel (Histadrut) đã bắt đầu tiến hành cuộc tổng đình công phản đối kế hoạch cải cách tư pháp đang gây nhiều tranh cãi hiện nay.