Tạo cơ chế gọi vốn tư nhân vào các dự án cao tốc
Giải pháp này nhằm hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, giảm áp lực cho ngân sách.
Nhiều chuyên gia nhìn nhận, đây là chủ trương đúng nhưng để hiện thực hóa còn nhiều việc phải làm, đặc biết là cơ chế chính sách thu hút đầu tư.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 gồm 12 dự án thành phần, với tổng chiều dài khoảng 729 km, gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km).
Dự án đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Các dự án trên được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất đầu tư toàn bộ bằng hình thức PPP với tổng mức đầu tư khoảng 124.619 tỷ đồng, phần vốn hỗ trợ của nhà nước khoảng 61.628 tỷ đồng.Trong đó, tổng mức đầu tư của 9 dự án được đề xuất lựa chọn xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 120.035 tỷ đồng và 3 dự án thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư khoảng 4.584 tỷ đồng.
Đánh giá về tính cấp thiết phải sớm thông toàn tuyến cao tốc Bắc – Nam, các chuyên gia giao thông nhìn nhận, trên tuyến cao tốc này hiện có một số đoạn tuyến đã hoàn thành và nhiều phân đoạn đang xây dựng.
Do vậy, việc đầu tư các dự án thành phần còn lại để nối thông toàn tuyến là rất cấp thiết nhằm phát huy hiệu quả toàn dự án.
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông nhìn nhận, cao tốc Bắc - Nam khi được nối thông toàn tuyến sẽ là mạch máu dọc theo chiều dài đất nước, tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa, giao thương, tạo cú hích rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền và đất nước.
Theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP), tỷ lệ tham gia vốn nhà nước tối đa là 50% tổng vốn đầu tư.
Ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công tư - Bộ Giao thông Vận tải cho biết, khi đầu tư bằng hình thức PPP sẽ tận dụng và phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp trong nước về công nghệ, kinh nghiệm quản lý để các doanh nghiệp ngày càng trưởng thành, từ đó, nâng cao được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngoài ra, đẩy mạnh đầu tư PPP còn giúp giải quyết công ăn việc làm, tạo ra môi trường ngày càng minh bạch giữa khu vực công và khu vực tư.
Đại diện đơn vị lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, ông Lê Thắng, Giám đốc Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải) chia sẻ, nếu được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong thời gian tới, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 sẽ bắt đầu thực hiện đầu tư từ năm 2022.
Thừa nhận những khó khăn trong huy động vốn PPP mà các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2016-2020 đã gặp phải nhưng lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, dự án này áp dụng cơ chế mới của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP), như chia sẻ phần giảm doanh thu, không chỉ huy động vốn từ ngân hàng mà cả các nguồn tín dụng hợp pháp khác (phát hành trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán…) nên vẫn thu hút được vốn.
Tuy nhiên, dưới góc độ kinh tế, các chuyên gia cho rằng, các dự án PPP (thông qua hình thức hợp vốn BOT) không giống như các dự án bất động sản hay những dự án phát triển khác.
Trong những năm đầu hoàn vốn dự án BOT, dòng tiền khá khó khăn do lưu lượng xe chưa cao, phải ưu tiên trả lãi và trả gốc cho ngân hàng.
Vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, để Luật PPP đi vào cuộc sống, cần xác định rõ doanh nghiệp dự án PPP (doanh nghiệp BOT) khác với doanh nghiệp kinh doanh bình thường.
Phương án tài chính tại dự án PPP phải tính toán cơ cấu lãi vay theo vòng đời của dự án, làm sao thể hiện đúng bản chất là một doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận đúng như thực tế từ một dự án tài chính hiệu quả.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, các dự án giao thông có thời gian thu hồi vốn kéo dài, ngân hàng hiện nay cân nhắc rất kỹ khi cho vay.Bên cạnh đó, phương án nhà đầu tư phát hành trái phiếu doanh nghiệp hay lên sàn giao dịch chứng khoán để huy động vốn cũng cần tính tới. Bởi vấn đề là các nhà đầu tư đó có đủ độ tin cậy để huy động được vốn hay không.
Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận, việc tỷ lệ phần vốn tham gia của Nhà nước tại các dự án PPP không vượt quá 50% tổng mức đầu tư sẽ gây khó khăn cho việc mời gọi đầu tư vào các dự án đường cao tốc, kể cả tuyến cao tốc Bắc – Nam.
Cụ thể, khoản 2, Điều 69, Luật PPP quy định: “Tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP theo quy định tại điểm a (hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống kết cấu hạ tầng thuộc dự án PPP) và điểm c (chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công hình tạm) không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án.Hiện nay, một số dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông rất cần thiết, cấp bách, cần phải triển khai để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài một số dự án có lưu lượng cao, không yêu cầu tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án cao thì phần lớn dự án cao tốc có lưu lượng thấp, nếu vốn nhà nước tham gia trong dự án nhỏ hơn 50% sẽ không đảm bảo được tính khả thi của dự án.
Trong trường hợp thực hiện các dự án này theo phương thức PPP thì thời hạn hợp đồng phải kéo dài, không hấp dẫn đối với nhà đầu tư và các định chế tài chính cung cấp nguồn vốn vay cho dự án.
“Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước khó khăn, cần thực hiện chủ trương huy động tối đa nguồn lực xã hội theo phương thức PPP. Để bảo đảm tính khả thi khi kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP, cần có cơ chế để tạo linh hoạt cho cấp có thẩm quyền quyết định tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án”, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đề xuất.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đề cập đến giải pháp phát triển quỹ đất dọc tuyến đường để có thêm nguồn lực tái đầu tư. Khi đường cao tốc đi qua, địa phương là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ được chủ động khai thác quỹ đất để phát triển kinh tế - xã hội và việc giải phóng mặt bằng cũng sẽ thuận lợi hơn.
Đồng thời, địa phương xây dựng cơ chế thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, tạo thêm nguồn lực mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng để tiếp tục đầu tư các dự án đường cao tốc khác./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa theo hình thức PPP
20:27' - 24/10/2021
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1773/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo hình thức đối tác công tư (PPP).
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xây cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 theo hình thức PPP
12:28' - 17/09/2021
Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa báo cáo kết quả rà soát tổng mức đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP.
-
Doanh nghiệp
Huy động vốn các dự án PPP cao tốc Bắc – Nam hiện nay ra sao?
16:23' - 09/08/2021
Trong 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam thực hiện theo hình thức PPP, đến nay hai dự án Diễn Châu - Bãi Vọt và Nha Trang - Cam Lâm vẫn đang phải đàm phán với các tổ chức tín dụng để vay vốn.
-
Doanh nghiệp
Vì sao chưa ký hợp đồng PPP dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo?
16:32' - 25/06/2021
Việc hợp đồng chưa được ký kết dẫn đến triển khai dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo không đảm bảo kế hoạch đề ra, kéo theo chậm tiến độ tổng thể dự án cao tốc Bắc – Nam không hoàn thành vào năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hút FDI đạt gần 300 triệu USD trong nửa đầu năm 2025
10:17'
Thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2025, Nghệ An thu hút hơn 16.400 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó, gần 300 triệu USD đến từ khu vực FDI.