Tạo cơ chế thông thoáng cho đầu tư công
Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi được doạn thảo với mục tiêu điều chỉnh, sửa đổi các quy định không còn phù hợp thực tế của Luật Đầu tư công 2019 và được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ chế thông thoáng hơn cho việc triển khai các dự án đầu tư công trong thời gian tới.
Đây là nội dung được các đại biểu thảo luận tại Hội thảo lấy ý kiến các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đối với dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11/9.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Luật Đầu tư công năm 2019 đã quy định nhiều nội dung mới, cải cách đột phá về tư tưởng, về quan điểm đầu tư công; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm các thủ tục hành chính để tạo sự chủ động, linh hoạt, đồng thời nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu, của các bộ, các ngành, các địa phương trong quản lý đầu tư công. Việc triển khai Luật Đầu tư công trong thời gian vừa qua cũng đã góp phần nhất định trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ đưa các dự án đầu tư vào khai thác, sử dụng nhiều dự án hạ tầng chiến lược quốc gia, dự án đường cao tốc, các dự án liên vùng, các dự án ven biển cũng đã được hoàn thành và tạo được kết quả rõ nét trong việc thực hiện đột phá chiến lược. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai Luật Đầu tư công 2019 cũng đã bộc lộ một số vấn đề khó khăn, vướng mắc cần phải xử lý kịp thời để đáp ứng được tình hình phát triển mới. Bên cạnh đó, thời gian qua một số chính sách thí điểm, chính sách đặc thù đã được Quốc hội ban hành, đang trong quá trình triển khai đã đến thời điểm chín muồi để luật hoá.Ông Trần Thành Long, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông tin, dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi có 29 nội dung được điều chỉnh, quy định mới tập trung vào 5 nhóm chính sách gồm: Thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng; Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; Nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệp nhà nước; Thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; Đơn giản hóa trình tự, thủ tục; bổ sung, làm rõ các khái niệm thuật ngữ, quy định, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Điểm đáng chú nhất trong nhóm nội dung thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm đặc thù, Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án. Trong khi quy định hiện hành chỉ cho phép tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A. Ở nhóm chính sách đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi tập trung phân cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp không thay đổi tổng mức vốn trung hạn và hằng năm đã được Quốc hội quyết định. Dự thảo cũng điều chỉnh nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ mức 10.000 tỷ đồng lên 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô vốn dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C tăng lên 2 lần so với mức cũ quy định tại Luật Đầu tư công 2019. Ở nhóm đơn giản hoá trình tự thủ tục, Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi dự kiến sẽ đơn giản hóa trình tự, thủ tục lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cắt giảm thủ tục thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Đồng thời cũng quy định một số nội dung cụ thể nhằm thống nhất cách hiểu, cách triển khai như: các trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án; khái niệm nợ đọng xây dựng cơ bản; phân định phạm vi dự án đầu tư công và nhiệm vụ chi thường xuyên; cập nhật đối tượng sử dụng vốn đầu tư công…Nhận định về các điểm mới trong Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi, ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, cho rằng, việc điều chỉnh các nội dung cho thấy Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đổi mới cách tư duy xây dựng Luật, ưu tiên sự thông thoáng trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư công vốn là đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc cho phép tách công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư thành dự án độc lập là rất hợp lý, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Tuy nhiên, nên ưu tiên việc tách dự án thành phần cho các dự án nhóm A, B; các dự án nhóm C quy mô nhỏ thì nên xem xét tách hoặc không tách tuỳ thực tế để tránh việc xé nhỏ dự án.
Liên quan đến việc triển khai dự án ODA, ông Nguyễn Trúc Sơn nêu vấn đề, thời gian qua thủ tục triển khai quá nhiêu khê, nên xem xét hợp nhất yêu cầu của nhà tài trợ với các quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu. Các vấn đề mà Ban soạn thảo Luật Đầu tư công sửa đổi cần cân nhắc là có nên tính vốn ODA vào vốn đầu tư công trung hạn hay không? Quy trình đầu tư ODA đang quá dài gồm 4 bước với ít nhất 2 năm để hoàn thành các thủ tục có thể được rút ngắn, đơn giản hoá hơn hay không? Ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nêu ý kiến, việc tách hợp phần giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án lớn. Tuy nhiên, việc tách dự án bồi thường theo nhóm A, B, C cũng phải có quy định rõ trong nội dung Luật sửa đổi. Hiện tổng mức đầu tư dự án là tính cả giải phóng mặt bằng, nếu tách phần giải phóng mặt bằng riêng thì quy mô dự án được tính như thế nào phải được quy định rõ. Trên thực tế, nhiều dự án có tổng quy mô lớn nhưng kinh phí giải phóng mặt bằng chiếm phần lớn, kinh phí xây lắp rất nhỏ. Do đó, dự thảo Luật sửa đổi nên quy định rõ dự án có kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng bao nhiêu thì tách riêng hay áp dụng với tất cả dự án để địa phương chủ động thực hiện. Ghi nhận ý kiến đóng góp, đề xuất của các địa phương, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, về việc tách phần bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư trước đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã từng tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội, nhưng Quốc hội cũng đặt vấn đề nếu tách phần giải phóng mặt bằng ra dựa án riêng mà dự án sau đó không được triển khai thì hệ huỵ sẽ rất lớn, trách nhiệm thuộc về ai. Do đó, lần này Ban soạn thảo dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi vẫn đề xuất tách riêng dự án nhưng có kèm theo các điều kiện để đảm bảo công tác quản lý Nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ tổng hợp các ý kiến của địa phương để nghiên cứu đưa ra phương án khả thi nhất. Liên quan đến thủ tục đầu tư của dự án sử dụng vốn ODA, Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh Ngọc cho biết, khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy thời gian trung bình để hoàn thành thủ tục đầu tư là 3,5 năm, có những dự án mất 4 - 5 năm mới xong phần thủ tục. Khi đó, những tính toán ban đầu đều không còn đúng thực tế, dẫn đến việc phải điều chỉnh và trì trệ… Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi ưu tiên cắt giảm các quy trình thủ tục để rút ngắn thời gian đưa dự án vào triển khai nhưng vẫn phải hài hoà với các yêu cầu từ phía nhà tài trợ.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Phú Yên điều chỉnh kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công
10:36' - 11/09/2024
Ngày 11/9, Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức hội nghị để xem xét cho ý kiến về điều chỉnh,bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có 29 chính sách mới
18:35' - 06/09/2024
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động xây dựng dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), bao hàm 29 chính sách mới, gửi lấy ý kiến các bộ, 2 cơ quan Trung ương và địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Vẫn còn một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công bằng 0%
17:46' - 06/09/2024
Vẫn còn tới 31 bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của nước. Đặc biệt, vẫn còn một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân bằng 0%.
-
Kinh tế & Xã hội
Không để xảy ra tình trạng phải trả lại vốn đầu tư công
14:31' - 06/09/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhìn nhận, việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 được cải thiện so với những năm trước nhưng vẫn còn thấp so với tỷ lệ bình quân cả nước, chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nông dân Việt Nam chủ động, sáng tạo, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
22:25' - 14/10/2024
Chủ tịch Quốc hội đã trao tặng danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc cho các nông dân tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc, sản xuất lâm nghiệp xuất sắc nhất; nông dân tỷ phú và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Tập đoàn Hyosung đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam
22:20' - 14/10/2024
Hyosung dự kiến sẽ đầu tư thêm 4 tỷ USD, tạo thêm khoảng 10 nghìn việc làm mới, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế Việt Nam và đóng góp thực hiện trách nhiệm xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Nông dân Quốc gia năm 2024: Thêm nhiều cơ hội để hiểu nhau hơn
20:03' - 14/10/2024
Tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia năm 2024, nhiều ý kiến mong muốn các cơ quan, bộ ngành hợp tác với nhau để tổ chức thêm nhiều diễn đàn, để nông dân và doanh nghiệp có cơ hội gặp và hiểu nhau hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Romania thắt chặt hợp tác thương mại, công nghiệp chế tạo ô tô
19:45' - 14/10/2024
Việt Nam và Romania nhất trí việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thể mạnh như thương mại, công nghiệp chế tạo ô tô.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
19:02' - 14/10/2024
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh trực tiếp giải quyết khó khăn dự án hạ tầng khu công nghiệp
16:57' - 14/10/2024
Ngày 14/10, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cùng đoàn công tác của tỉnh đi thăm, trực tiếp giải quyết các khó khăn, vướng mắc các dự án hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "Thẻ vàng" IUU: Thử nghiệm ứng dụng công nghệ ngăn chặn khai thác trái phép thủy sản
16:52' - 14/10/2024
Các tỉnh, thành có biển đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 62.000 vé tàu Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã được bán sau 2 tuần
15:08' - 14/10/2024
Ngày 14/10, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết: Sau 2 tuần mở bán vé tàu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, có hơn 62.000 vé được bán thành công (đã thanh toán) cho hành khách đi lại dịp Tết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh xây dựng phương án huy động vốn làm các tuyến metro
15:07' - 14/10/2024
Trong văn bản gửi Bộ Tài chính về báo cáo phục vụ đánh giá tác động nợ công của các dự án đường sắt,UBND Tp. HCM nêu nhiều phương án huy động vốn để hoàn thiện các tuyến đường sắt đô thị đến năm 2035.