Tạo cơ chế thuận lợi cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế linh hoạt, thuận lợi cho hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong mục tiêu thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Theo đó, một trong những nội dung đang được xem xét sửa đổi, có dự kiến cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các nhà đầu tư đề xuất dự án PPP mà nhà đầu tư sở hữu hoặc có bản quyền công nghệ chiến lược.
Liên quan đến nội dung hợp tác công - tư, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển đa dạng các loại hình hợp tác, Bộ Tài chính cho biết, trong việc nghiên cứu, sửa đổi các văn bản luật liên quan dự kiến sẽ bổ sung quy trình thực hiện riêng dự án hợp tác công - tư PPP về khoa học công nghệ.
Theo đó, dự kiến bổ sung ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu đối với sản phẩm đổi mới sáng tạo, sản phẩm dịch vụ công nghệ số trong nước; bổ sung đối tượng ưu đãi là doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, tổ chức khoa học công nghệ, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm đổi mới sáng tạo cũng như bổ sung về tư cách hợp lệ.
Đối với ưu đãi lựa chọn nhà đầu tư, dự kiến bổ sung đối tượng ưu đãi là doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp sở hữu hoặc có bản quyền công nghệ chiến lược; bổ sung ưu tiên trong đánh giá năng lực, kinh nghiệm.
Về hình thức lựa chọn nhà đầu tư, dự kiến còn bổ sung hình thức chỉ định thầu, áp dụng với nhà đầu tư đề xuất dự án là doanh nghiệp đã triển khai hạ tầng, nền tảng số trước đó và cần tiếp tục lựa chọn doanh nghiệp này để bảo đảm đồng bộ, kết nối hạ tầng, nền tảng số dùng chung…
Cùng với đó là dự kiến bổ sung trường hợp dự án đầu tư kinh doanh nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt…
Cùng với đó, dự thảo Luật sẽ có nhiều cơ chế, chính sách đột phá nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo; trong đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, đóng góp ngày càng hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Nhằm đảm bảo nguồn lực cho khoa học công nghệ, mới đây, tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, toán chi ngân sách đã bố trí 2% với 51.000 tỷ đồng cho khoa học công nghệ. Hiện còn 1% chi thường xuyên nữa, Bộ Tài chính đang thu xếp, trước mắt là từ quỹ dự phòng.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đề nghị các bộ, ngành, địa phương đã có nguồn chi cho khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số có đề xuất với Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài chính để bổ sung ngay. Đối với nguồn chi dự toán năm 2026, Bộ Tài chính sẽ triển khai theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương.
Về tháo gỡ thể chế, quy trình thủ tục chi cho nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ, tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết về tháo gỡ cơ chế vướng mắc cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Hiện nay, 2 bộ đang phối hợp để sớm tham mưu ban hành nghị định hướng dẫn, dự kiến trong tháng này.
Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đang rà soát tổng thể các vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, để trình và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn. Hiện nay, qua rà soát, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trình một dự án luật sửa nhiều luật, ngay trong kỳ họp Quốc hội tới.
“Cũng trong tháng 5 này, Bộ Tài chính cũng sẽ đề xuất và trình Quốc hội sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước. Như vậy, các vấn đề liên quan đến thể chế chi cho khoa học công nghệ cơ bản đã tháo gỡ”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết.
Tin liên quan
-
Chính sách mới
Những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi)
10:52' - 02/12/2024
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi) là thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài
17:07' - 29/11/2024
Sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng, tiếp thu hầu hết ý kiến của các tỉnh, thành phố, đáng chú ý là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, từ đó tháo gỡ được những ách tắc, khó khăn
-
Kinh tế Việt Nam
Lấy ý kiến cho hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP
16:45' - 19/11/2024
Dự thảo Nghị định bãi bỏ một số quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, như bỏ quy định liên quan đến lĩnh vực đầu tư, quy mô dự án PPP; sửa đổi một số quy định về thời gian thẩm định...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao
21:37' - 31/03/2025
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao, với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Nam Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông quan hàng hóa cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc)
21:23' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang cùng Cục Thương vụ Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức lễ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác phát triển đường sắt giữa Việt Nam – Hàn Quốc
20:19' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Bộ Xây dựng Việt Nam phối hợp với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác đường sắt Việt Nam - Hàn Quốc năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Bỉ
19:52' - 31/03/2025
Chiều 31/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Các vấn đề châu Âu và Hợp tác phát triển Bỉ Maxime Prevot.
-
Kinh tế Việt Nam
Những tiếng nói kỳ vọng từ các doanh nghiệp
19:28' - 31/03/2025
Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, song kinh tế tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Bỉ ký kết hợp tác phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu
19:23' - 31/03/2025
Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Dấu ấn trong kiến thiết hạ tầng
19:13' - 31/03/2025
Với ba đột phá chiến lược của đất nước: thể chế - hạ tầng - nhân lực, có thể nói dấu ấn kinh tế tư nhân in đậm trong đột phá hạ tầng của Việt Nam những năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Vững mạnh cùng kinh tế đất nước
19:12' - 31/03/2025
Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang: Động lực chiến lược cho Việt Nam trong kỷ nguyên mới
19:02' - 31/03/2025
Trên bước đà chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tư nhân một lần nữa được Đảng, Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng bứt phá và phát triển.