Tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh thương mại khu vực tam giác phát triển
Tại hội thảo Phổ biến báo cáo nghiên cứu Phổ biến báo cáo tính hình phát triển kinh tế thương mại khu vực tam giác phát triển CLV (Campuchia - Lào - Việt Nam) do Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức ngày 29/3 dưới sự hỗ trợ của dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư (EU - MUTRAP), nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm phát triển tại khu vực tam giác phát triển là phát huy thế mạnh của mỗi bên, hợp tác khai thác các tiềm năng tự nhiên, xã hội để tạo ra động lực phát triển kinh tế khu vực.
Sự kết hợp về tài nguyên đất đai, khoáng sản, tiềm năng thủy điện và nhân lực của Campuchia và Lào, cùng vốn đầu tư, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, vị trí địa kinh tế chính trị chiến lược và thị trường của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực sâu rộng sẽ giúp tăng cường phát triển những ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh như nông nghiệp, thủy điện, công nghiệp chế biến, dịch vụ hỗ trợ thương mại… trong vùng.
Theo ông Lê An Hải – Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – Thái Bình Dương, khu vực tam giác phát triển được quy định là biên giới của 13 tỉnh giáp ranh thuộc 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV): Mondulkiri, Ratanakiri, Stung Treng và Kratie (Campuchia); Attapeu, Salavan, Sekong và Champasak (Lào); Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước (Việt Nam).
Ông Hải cho rằng, sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã đặt ra yêu cầu đối với việc nghiên cứu và đề xuất thực hiện những mô hình và phương thức phát triển trên cơ sở sự lựa chọn hợp lý các lĩnh vực và tạo cơ chế thuận lợi để hợp tác một cách thiết thực, hiệu quả theo nguyên tắc cùng có lợi; thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển khu vực tam giác phát triển với các vùng của mỗi nước.
Trước đó, tại Hội nghị cấp cao khu vực Tam giác phát triển lần thứ 7, lãnh đạo các nước CLV đã giao nhiệm vụ cho đầu mối quốc gia là Bộ Thương mại Campuchia, Bộ Công Thương Lào và Bộ Công Thương Việt Nam rà soát các văn bản, thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương đã có giữa ba nước và xây dựng một Hiệp định về xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại cho khu vực tam giác phát triển với mục tiêu tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại tại khu vực; tạo môi trường kinh doanh thân thiện và thuận lợi cho hoạt động thương mại, sự di chuyển của người và phương tiện trong khu vực.
Theo các chuyên gia, tam giác phát triển được coi là khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Campuchia, Lào và Việt Nam trên các khía cạnh cả về an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
Chính vì vậy, theo Phó Giáo sư - Tiến sỹ Hoàng Thọ Xuân, Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Công Thương, khu vực này cần được cơ chế đặc biệt, ưu đãi và hỗ trợ cao nhất để tạo động lực phát triển.
Theo đó cần chấn hưng các chợ biên giới tại các cửa khẩu quốc tế; hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh về tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực; làm đường và kết nối với cửa khẩu của ba nước trong khu vực tam giác phát triển.
Tại Hội thảo, nhiều doanh nghiệp đã phản ánh những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa đồng thời trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các khó khăn khi tiếp cận xuất khẩu sản phẩm Việt Nam trong khu vực tam giác phát triển và mong muốn có cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động kinh doanh, thương mại tại khu vực này./.
- Từ khóa :
- tam giác phát triển
- Campuchia
- Lào
- Việt Nam
- Bộ Công Thương
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36'
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38'
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GDP của cả nước tăng 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2025
10:03'
Kinh tế quý II/2025 đạt mức tăng trưởng 7,96%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 -2025.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.