Tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang thị trường ASEAN
Nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng trong khối ASEAN, trong khuôn khổ Đề án 25 về “Đẩy mạnh hợp tác thương mại đầu tư song phương giữa Việt Nam với các nước đối tác chiến lược, quan trọng”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với sự hỗ trợ của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và dự án EU ARISE Plus, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức hội thảo “Các giải pháp hỗ trợ và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang thị trường ASEAN” vào sáng 23/9 tại Hà Nội.
Khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Vũ Kiên, Phó Trưởng Ban Quan hệ quốc tế (VCCI) cho biết, ASEAN là thị trường rộng lớn và hiện đã thông mở cho mọi quan hệ thương mại, trao đổi dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên.
Để đảm bảo tính minh bạch cao, sự công bằng về quyền lợi và giảm tình trạng khiếu kiện, tranh chấp giữa các doanh nghiệp với đại diện quản lý chức năng tại các nước... rất cần 1 cơ chế tư vấn, hỗ trợ để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tự giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc thông quan dịch vụ qua biên giới. Theo ông Kiên, điều này không chỉ góp phần cải thiện hoạt động kinh doanh, trao đổi thương mại giữa các quốc gia nội khối ASEAN mà còn thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi, tích cực và hòa hảo trong toàn bộ khu vực. Giới thiệu về Cổng thông tin của ASEAN do Liên minh châu Âu tài trợ thông qua Chương trình ARISE Plus, ông Paul Mandl, Trưởng dự án cho hay, đây là công cụ trực tuyến nhằm cung cấp các thông tin về luật pháp, các quy định, tiêu chuẩn và giải pháp thuận lợi hóa để tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển hàng hóa hay tiến hành các dịch vụ, thủ tục hải quan hàng hóa khi xuất khẩu sang thị trường ASEAN (ASSIST - assist.asean.org). Đây cũng là cơ chế tư vấn hữu ích, không ràng buộc và hoàn toàn miễn phí, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong khối ASEAN khi gặp khó khăn vướng mắc có thể tương tác trực tiếp với các các cơ quan chức năng của các nước thành viên để được tư vấn các giải pháp cụ thể nhằm thuận lợi hóa quá trình trao đổi hàng hóa trong nội khối, đảm bảo việc tuân thủ thực thi các thỏa thuận về kinh tế của ASEAN. Đi vào cụ thể, để hỗ trợ doanh nghiệp tương tác trực tiếp với các cơ quan hữu quan của Chính phủ các nước ASEAN, ông Paolo R.Vergano, Chuyên gia về thuận lợi hóa thương mại của ARISE Plus cho hay, các doanh nghiệp có trụ sở tại ASEAN đang phải đương đầu với một số vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa hoặc thương mại dịch vụ trong khu vực ASEAN có thể nộp đơn khiếu nại thông qua một hiệp hội có trụ sở tại ASEAN hoặc ẩn danh bằng cách sử dụng một luật sư hoặc một công ty luật đã đăng ký ASEAN. Hệ thống ASSIST sẽ giải quyết những vấn đề liên quan tới các biện pháp về thuế quan và phi thuế quan mà ảnh hưởng tới hàng hóa, các vấn đề trong lĩnh vực dịch vụ xuyên biên giới và các vấn đề về hạn chế đầu tư trong một số lĩnh vực khác nhau của hội nhập ASEAN. Tuy nhiên, ASSIST không tham gia giải quyết tranh chấp giữa nhân viên và chủ lao động hoặc các khiếu nại về phân biệt đối xử, các vấn đề đang hoặc đã bị kiện tụng hoặc được phân xử tại các khu vực tài phán quốc gia, các khiếu nại chống lại các cá nhân hoặc công ty, các vấn đề không liên quan tới thương mại, dịch vụ hoặc đầu tư trong nội bộ ASEAN... Theo ông Paolo, ASSIST nhằm mục đích trở thành một công cụ hiệu quả cho việc tạo thuận lợi thương mại và hội nhập kinh tế khu vực; nên nó chỉ mang tính tư vấn và không ràng buộc (tức là không tư pháp) về bản chất.Nó không nhằm mục đích xác định ai đúng và ai sai, mà là tìm giải pháp cho các vấn đề thương mại thực tế. ASSIST cũng có thể được sử dụng ngay cả chỉ để tìm kiếm sự minh bạch hơn về quy định và hoặc sự rõ ràng về diễn giải (ví dụ: quy tắc về nguồn gốc, chế độ hải quan, cấp phép...).
Chia sẻ một số khó khăn từ thực tiễn của các doanh nghiệp dịch vụ logistic, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho rằng, với sự trợ giúp của hệ thống ASSIST, các doanh nghiệp đang gặp vướng trong lĩnh vực này sẽ có thêm cơ hội để giải quyết và thoát ra khỏi những vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu và hải quan. Những khó khăn, thách thức trong hoạt động thương mại ở nội khối ASEAN cần có 1 cơ chế khách quan, đảm bảo tính minh bạch và công bằng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mỗi quốc gia thành viên. Có như vậy mới tạo nên 1 mắt xích hoàn hảo, hiệu quả, đảm bảo hoạt động hiệu quả, trơ tru của toàn bộ hệ thống./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
AIIB sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD vào 6 dự án ở các nước ASEAN
11:31' - 23/09/2019
Theo tờ China Daily, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ đầu tư 1,09 tỷ USD vào 6 dự án ở các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Chứng khoán
Việt Nam là thị trường chiến lược xuất khẩu của Nga ở ASEAN
15:47' - 17/09/2019
Theo Giám đốc phát triển quốc tế Trung tâm xuất khẩu Nga Andrey Naryshkin, Việt Nam được xác định là thị trường chiến lược trong mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu của Nga tại ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN và các đối tác đàm phán về hiệp định thương mại tự do khu vực
19:25' - 08/09/2019
Để chuẩn bị cho năm Việt Nam đảm nhận tư cách Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đăng cai tổ chức Phiên đàm phán Hiệp định RCEP lần thứ 28 tại Đà Nẵng từ ngày 19 - 27/9.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.