Tạo thương hiệu riêng cho nông sản Bình Phước
Tỉnh có quỹ đất nông nghiệp dồi dào với gần 425.000ha để phát triển vùng nguyên liệu trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn. Tỉnh đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2026 – 2030 đạt khoảng 2%/năm.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền, quan điểm của tỉnh là phát triển nông nghiệp với tư duy kinh tế nông nghiệp, tiếp cận theo hướng cụm ngành, chuỗi giá trị, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Việc phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo tiêu chuẩn an toàn, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp quy mô lớn, hướng vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của địa phương.Bình Phước tổ chức các khu nông nghiệp tập trung với quy mô lớn ở các huyện: Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Đồng Phú. Hình thành các vùng trồng cây ăn trái tập trung ở các huyện: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Phú Riềng, Bù Đốp, Lộc Ninh, Hớn Quản, Đồng Phú, và thị xã Bình Long.
Trong đó, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (chủ yếu là sản phẩm cây ăn trái) với quy mô khoảng 10.800 ha, tập trung vào các huyện: Bù Gia Mập 2.000 ha, Bù Đăng 2.000 ha, Phú Riềng 1.500 ha, Bù Đốp 1.500 ha, Lộc Ninh 1.500 ha, Hớn Quản 1.000 ha, Đồng Phú 700 ha và thị xã Bình Long 600 ha. Định hướng phát triển các loại cây trồng, với cây điều, tỉnh giảm diện tích còn khoảng 138.000ha, phát triển theo hướng nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của cụm ngành; tái cấu trúc vùng nguyên liệu, tích cực cải tạo và chuẩn hóa giống điều, đặc biệt là tại các diện tích điều già cỗi cần được thay thế, đến năm 2030 tái canh được 30.000ha, hướng đến mục tiêu tăng năng suất lên 2 – 2,5 tấn/ha. Đồng thời, thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa người sản xuất – hợp tác xã và doanh nghiệp, gắn với sự hình thành và phát triển của các nhà máy chế biến điều nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu có chất lượng và cung cấp ổn định. Tỉnh phát triển sản phẩm hạt điều Bình Phước theo hướng đặc sản, giảm áp lực cạnh tranh của hạt điều nhập khẩu. Với cây cao su, tỉnh giảm diện tích từ 247.000ha xuống còn khoảng 200.000ha, phát triển theo hướng nâng cao tính cạnh tranh của cụm ngành; quy hoạch vùng trồng, tăng cường tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu mức độ thâm dụng lao động, đặc biệt là lao động cơ bản tại các lâm trường cao su. Cây hồ tiêu tỉnh giảm diện tích còn khoảng 10.000ha vào năm 2030, tập trung vào vùng trồng có lợi thế phát triển, giảm diện tích ở những nơi không phù hợp; nâng cao năng suất và chất lượng, đặc biệt ở khâu trồng trọt và khâu sau thu hoạch; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuẩn hóa quy trình canh tác, liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng nông nghiệp sạch. Bình Phước còn định hướng phát triển các vật nuôi chủ yếu đến năm 2030 với đàn lợn đạt 3,2 triệu con, đàn gia cầm 32 triệu con, đàn trâu bò 60.000 con. Tỉnh hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao với quy mô 9.500 ha, tập trung tại các huyện: Bù Gia Mập 2.500 ha, Bù Đăng 2.000 ha, Hớn Quản 1.500 ha, Lộc Ninh 1.500 ha, Phú Riềng 800 ha, Bù Đốp 600 ha và Đồng Phú 600 ha. Tỉnh cũng ưu tiên phát triển chăn nuôi lợn, gà theo mô hình tập trung tại 2 huyện Bù Gia Mập và Bù Đăng. Những địa bàn phát triển mạnh đô thị như thành phố Đồng Xoài; thị xã Bình Long, Phước Long, Chơn Thành; các xã Tân Tiến, Tân Lập, Tân Hòa, Tân Phú huyện Đồng Phú khuyến khích vận động doanh nghiệp di dời các trang trại chăn nuôi ra khỏi địa bàn. Địa phương cũng cơ cấu lại hình thức liên kết, hợp tác sản xuất; trong đó, đối với liên kết ngang, tỉnh phát triển đồng bộ, hiệu quả, có chất lượng, khuyến khích, hỗ trợ nông dân tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác tạo vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn, chất lượng, thương hiệu với quy mô đủ lớn gắn với nhu cầu, tín hiệu thị trường; tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã; giữa các doanh nghiệp; liên kết vùng sản xuất. Đối với liên kết dọc, địa phương tập trung xây dựng, kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp, tổ chức đại diện nông dân liên kết theo chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, mở rộng diện tích cây trồng, vật nuôi sản xuất theo quy trình sản xuất tiêu chuẩn, an toàn, đa dạng sinh thái, thân thiện môi trường, đa giá trị và bền vững; thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm, thị trường; thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. PGS.TS. Đỗ Phú Trần Tình Viện trưởng Viện phát triển chính sách, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đề xuất, Bình Phước tập trung phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại hiện đại và các vệ tinh xung quanh kinh tế trang trại. Từ đó, các trang trại quy mô lớn sẽ được đầu tư với công nghệ tiên tiến, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững và hiệu quả. Đặc biệt, tỉnh chú trọng phát triển các chuỗi giá trị nông sản giá trị cao như nông sản hữu cơ, organic, nông sản gắn với tín chỉ carbon, tín chỉ giảm phát khí thải (CERs) tạo nên thương hiệu riêng cho nông sản Bình Phước trên thị trường trong nước và quốc tế, vừa bắt kịp xu thế phát triển xanh, vừa là trọng tâm để quảng bá thúc đẩy kinh tế – xã hội, văn hóa – du lịch. Ông Gabor Fluit, Chủ tịch EuroCham kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn De Heus châu Á cho rằng, với nguồn tài nguyên đất đai dồi dào, Bình Phước mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn vào các dự án phát triển nông nghiệp, cây trồng có giá trị cao, nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm, sản xuất quy mô lớn. Trong tương lai, Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) hứa hẹn sẽ là bước phát triển tích cực cho Bình Phước. Với việc cắt giảm gần 99% thuế quan trong thập kỷ tới, Bình Phước có vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ việc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường tiêu dùng 500 triệu dân của EU.Nguồn: https://dantocmiennui.baotintuc.vn/tao-thuong-hieu-rieng-cho-nong-san-binh-phuoc-post360118.html
- Từ khóa :
- bình phước
- nông sản bình phước
- tiêu thụ nông sản
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11' - 23/05/2025
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.
-
Hàng hoá
Sắc xanh bao trùm thị trường nông sản
09:35' - 22/05/2025
Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu ngũ cốc Brazil (ANEC), xuất khẩu đậu tương trong tháng 5 dự kiến đạt 14,5 triệu tấn, tăng so với mức ước tính 14,2 triệu tấn của tuần trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm mạnh sau thông báo từ Nhà Trắng
11:22'
Theo ghi nhận từ MXV, lực bán mạnh đã chi phối thị trường năng lượng trong phiên hôm qua khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước phát biểu mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách thuế.
-
Hàng hoá
Áp lực trên thị trường dầu mỏ thế giới giảm dần
08:27'
Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 1,15 USD, xuống 69,21 USD/thùng trong phiên 14/7, trong khi giá dầu West Texas Intermediate kỳ hạn của Mỹ giảm 1,47 USD, xuống 66,98 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.
-
Hàng hoá
Tâm lý tích trữ đẩy giá đồng COMEX tăng mạnh
09:29' - 14/07/2025
Trong khi nhóm kim loại dẫn dắt đà đi lên cho toàn thị trường thì ở chiều ngược lại nhóm nông sản lại đóng cửa trong sắc đỏ.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12' - 13/07/2025
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.
-
Hàng hoá
Gỗ và sản phẩm vào top 5 nhóm hàng xuất siêu nông nghiệp
11:45' - 12/07/2025
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 8,21 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024.