Tập đoàn Credendo nêu bật những thành tựu kinh tế của Việt Nam
Ngày 22/2, chi nhánh tập đoàn bảo hiểm tín dụng Credendo tại Đức và Áo đã công bố nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh quốc gia Đông Nam Á này đang viết tiếp câu chuyện thành công về kinh tế sau khi kiểm soát tốt dịch COVID-19.
Bài viết dẫn kết luận nghiên cứu các quốc gia mới nhất của Credendo cho biết Việt Nam là một trong số ít quốc gia cho thấy khả năng phục hồi rõ rệt khi đối mặt với cú sốc của đại dịch COVID-19.Sự phát triển tích cực mà Việt Nam có được chủ yếu nhờ ngăn chặn virus SARS-CoV-2 một cách nhanh chóng, nhất quán và cực kỳ hiệu quả sau khi dịch bùng phát ở nước láng giềng Trung Quốc.
Trong số các biện pháp kiềm chế dịch bệnh, Việt Nam đã sớm áp đặt lệnh hạn chế đi lại, tiến hành xét nghiệm và truy vết tiếp xúc trên diện rộng nhằm giúp kiểm soát dịch bệnh.
Trong khi hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng và phải vật lộn với những tác động kinh tế do đại dịch gây ra, hoạt động kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục vận hành dù ban đầu có những gián đoạn và suy giảm nhẹ.
Nghiên cứu của Credeno chỉ rõ trong năm 2020, Việt Nam đã có thành tích kinh tế xuất sắc trong khi các nước công nghiệp phát triển và các nước mới nổi ở khắp nơi trên thế giới đều phải hứng chịu một cuộc suy thoái toàn cầu chưa từng có.Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng trong năm ngoái, trong khi quốc gia này cũng được hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch đầu tư cũng như xu hướng xuất khẩu sang Mỹ.
Ngoài ra, việc Chính phủ Việt Nam đầu tư mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, một chính sách tiền tệ thích ứng mạnh, trong đó có việc hạ lãi suất, đã tạo thêm động lực cho hoạt động kinh tế.
Theo đánh giá của Credendo, Việt Nam vẫn miễn nhiễm với những làn sóng dịch bệnh tiếp theo đang hoành hành khắp thế giới. Do vậy, giới chức Việt Nam sẽ có thời gian để thực hiện tiêm chủng cho người dân, đồng nghĩa với việc các biện pháp chống COVID-19 có thể được duy trì trong nhiều tháng nữa.Việt Nam đang tự tin theo đuổi mục tiêu tiếp tục câu chuyện thành công của đất nước, vốn đã tạo ra mức tăng trưởng trung bình 6,8% trong hai thập kỷ qua.
Một thành công đáng chú ý trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay là rủi ro kinh tế và tài chính của Việt Nam không tăng thêm. Mặc dù tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa những năm 1980, song không giống như hầu hết các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng dương trong năm 2020 và kỳ vọng sẽ đạt từ 6,5%-7% trong năm 2021 và 2022.Trong khi đó, nợ nước ngoài vẫn ở mức thấp, mức chi trả nợ hầu như không tăng, tài khoản vãng lai vẫn thặng dư mặc dù có giảm nhẹ. Dự kiến sau dịch COVID-19, những nhân tố mang tính rủi ro này sẽ vẫn có sự phát triển tích cực nhờ sự tương hỗ từ sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Credendo nhận định rằng, nền kinh tế mở và định hướng xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ các cú sốc bên ngoài. Trong ngắn hạn, đại dịch COVID-19 tiếp diễn sẽ làm suy yếu hơn nữa hoạt động kinh tế, trong khi về lâu dài, chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu gia tăng có nguy cơ gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam.Cho đến nay, Việt Nam đã và đang được hưởng lợi từ sự thay đổi của môi trường thương mại và việc tổ chức lại chuỗi cung ứng đang diễn ra. Việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị rung chuyển do đại dịch sẽ mang lại lợi thế cho Việt Nam trong dài hạn vì Việt Nam được xem là địa điểm đầu tư ổn định cho việc chuyển dịch đầu tư tại Đông Nam Á.
Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký trong giai đoạn 2019-2020 (như Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu - EVFTA hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP) sẽ giúp thúc đẩy thương mại và thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Trong vài năm qua, Việt Nam đã trở thành "thanh nam châm" hấp dẫn các tập đoàn đa quốc gia lớn như Samsung và Apple - những tập đoàn vốn chịu sức hút từ triển vọng tăng trưởng mạnh, lao động chi phí thấp, môi trường đầu tư thân thiện và các khu công nghiệp lớn được xây dựng ở Việt Nam.
Cũng theo Credendo, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc đầu tháng Hai vừa qua, đường lối chính trị cơ bản của Việt Nam cho những năm tới đã được thông qua với trọng tâm là nền kinh tế, sự ổn định về chính trị nhằm góp phần tiếp tục khẳng định Việt Nam là địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Credendo là tập đoàn bảo hiểm tín dụng châu Âu có đại diện trên khắp các lục địa. Tập đoàn này hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bảo hiểm tín dụng thương mại và bảo hiểm rủi ro chính trị cũng như cung cấp các sản phẩm bảo hiểm rủi ro trên toàn thế giới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2021, nhiều cơ hội để kinh tế Việt Nam có những bước tiến mới
17:13' - 14/02/2021
Các chuyên gia kinh tế cho biết, năm 2021 sẽ là năm đầy những thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội để nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu kinh tế Việt Nam đầu năm tích cực nhưng vẫn còn đó nỗi lo
17:36' - 06/02/2021
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2021 vẫn duy trì được đà phục hồi với nhiều dấu hiệu khởi sắc với những điểm sáng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp châu Âu nhận định gì về kinh tế Việt Nam năm 2021?
12:07' - 03/02/2021
Các doanh nghiệp châu Âu kết thúc năm 2020 với góc nhìn lạc quan về môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam, ghi nhận ở mức cao nhất kể từ thời điểm bùng phát dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia giữ vững cam kết chuyển đổi năng lượng
18:46'
Việc Mỹ rút khỏi Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) sẽ không ảnh hưởng đến cam kết của các đối tác khác, trong đó có Indonesia đối với chương trình này.
-
Kinh tế Thế giới
Khảo sát: Các công ty châu Âu ít tự tin hơn vào kinh doanh tại Hàn Quốc
18:07'
Niềm tin kinh doanh của các công ty châu Âu tại Hàn Quốc đã giảm xuống dưới 50% lần đầu tiên kể từ năm 2018, khi đó mức này là 48%.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc hạ thấp ảnh hưởng bị đưa vào danh sách “quốc gia nhạy cảm” của Mỹ
18:01'
Ngày 24/3, giới chức Hàn Quốc cho biết Washington cam kết việc đưa Hàn Quốc vào danh sách “quốc gia nhạy cảm” về công nghệ năng lượng sẽ không làm suy yếu sự hợp tác song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cân nhắc khả năng loại trừ một số loại thuế quan theo lĩnh vực
17:06'
Chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể miễn một số loại thuế quan theo từng ngành, trong khi vẫn giữ kế hoạch áp thuế “có đi có lại” vào ngày 2/4.
-
Kinh tế Thế giới
Quỹ đầu tư quốc gia Indonesia công bố ban điều hành "khủng"
16:53'
Ngày 24/3, Quỹ đầu tư quốc gia mới của Indonesia, Danantara đã công bố danh sách ban điều hành và cố vấn để hoạch định chiến lược, trong đó có sự góp mặt của một số cựu lãnh đạo Indonesia và Thái Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cam kết duy trì sự ổn định kinh tế, thúc đẩy cải cách
09:39'
Từ đầu năm đến nay, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi và có triển vọng tăng trưởng tích cực, với dư địa lớn để điều chỉnh chính sách vĩ mô theo chu kỳ ngược.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên định mục tiêu công nghiệp hóa kiểu mới
09:38'
Bí thư Đảng ủy Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) Lý Lạc Thành cho biết cơ quan này sẽ kiên định thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa kiểu mới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại "níu chân" kinh tế Pháp
08:24'
Cơ quan Thống kê và nghiên cứu kinh tế INSEE vừa điều chỉnh giảm nhẹ đối với dự báo tăng trưởng kinh tế Pháp do các tác động bất lợi từ cuộc chiến thương mại do Mỹ châm ngòi.
-
Kinh tế Thế giới
Italy "đóng băng" đàm phán mua dịch vụ Starlink của SpaceX
08:07'
Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cho biết nước này đã "đóng băng" các cuộc đàm phán với SpaceX để có quyền truy cập vệ tinh Starlink.