Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và 4 chữ “an”
Với vai trò góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là đầu tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước, sau 47 năm xây dựng và trưởng thành (3/9/1975 - 3/9/2022), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có những bước phát triển vượt bậc và toàn diện cả về quy mô và chiều sâu, hoàn chỉnh đồng bộ từ khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, đến công nghiệp khí, lọc hóa dầu, điện, khí, dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.
Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng khẳng định, thông qua quản trị hiệu quả trên cơ sở thực hiện đồng bộ chuyển đổi số, quản trị biến động, quản trị danh mục đầu tư, quản trị chuỗi liên kết, tập đoàn đã thực sự trở thành tập đoàn kinh tế vững mạnh ở trong nước và quốc tế, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ, giữ vai trò xương sống về an ninh năng lượng (thăm dò khai thác, chế biến dầu - khí), an ninh lương thực (sản xuất, cung ứng phân bón phục vụ nông nghiệp), an ninh kinh tế (đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia) và cả cho an ninh quốc phòng (tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển).
*An ninh năng lượng
Tại Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu rõ quan điểm “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội”.
Dầu khí luôn là nguồn năng lượng chính đảm bảo cho sự ổn định của các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại và dân sinh. Một trong những thành tựu lớn nhất mà PVN đạt được trong nhiều năm qua là không ngừng tích cực tìm kiếm, thăm dò, khai thác và gia tăng trữ lượng dầu khí nhằm bảo đảm ổn định nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp, đầu vào cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Tại Lễ khánh thành Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 vào giữa tháng 7/2022 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định, PVN đóng góp quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thông qua các dự án nhiệt điện trọng điểm mà Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 là minh chứng mới nhất; đảm bảo 1 trong 5 cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành những nước đứng đầu ASEAN trong cung cấp nguồn điện, phục vụ đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng.
Trong lĩnh vực sản xuất điện, hiện PVN đã đưa vào vận hành an toàn, ổn định 2 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 2.400 MW (Sông Hậu 1 và Vũng Áng 1); 4 nhà máy nhiệt điện khí với tổng công suất 2.700 MW (Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1&2); 2 nhà máy thủy điện với tổng công suất 305 MW (Hủa Na, Đakđrinh).
Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện của PVN tới 5.405 MW, chiếm hơn 7% tổng công suất lắp đặt và chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện phát trong toàn hệ thống điện quốc gia. Kết quả đó khẳng định vị thế của PVN với tư cách là nhà sản xuất điện lớn thứ hai tại Việt Nam.
Trong bối cảnh giá xăng dầu lên cao, nguồn cung xăng dầu trên thế giới khan hiếm, việc xây dựng và quản trị chuỗi liên kết trong ngành dầu khí càng có ý nghĩa trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất dưới sự phối hợp hỗ trợ của các đơn vị từ khâu đầu đến khâu cuối thuộc PVN luôn đảm bảo được cung cấp đủ dầu thô để vận hành liên tục, an toàn và hiệu quả ở mức 100 - 110% công suất, đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu trong nước.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiển, Phó Ban Kinh tế Trung ương, ngày nay an ninh năng lượng cần được hiểu trong bối cảnh rộng hơn, không chỉ tập trung vào các mối đe dọa an ninh gây ra bởi sự gián đoạn đột ngột, sự tan rã và biến động giá cả từ các thao túng của những thỏa thuận cung cấp năng lượng hiện có mà bao gồm cả việc tiêu thụ, sự khan hiếm và phân bổ tài nguyên năng lượng không cân bằng, cũng như việc xử lý các thảm họa, nhất là về môi trường.
Với cách tiếp cận mới này, NMLD Dung Quất đang thể hiện tốt vai trò trong việc góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. Trước đây, khi chưa có NMLD Dung Quất, Việt Nam sẽ phải bán dầu thô khai thác cho các nước có ngành lọc hóa dầu phát triển và mua lại các sản phẩm xăng dầu… Việc này giống như việc “bán thô, mua tinh”, đồng nghĩa với việc bán rẻ, mua đắt, gây khó khăn trong việc dự trữ ngoại hối của đất nước và quan trọng hơn là không tự chủ được an ninh năng lượng quốc gia.
Đến nay, PVN đã khai thác cả trong và ngoài nước được 441,5 triệu tấn dầu và 174,7 tỷ m3 khí, để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sản xuất 170 tỷ kWh điện (chiếm khoảng 15% tổng công suất lắp đặt và 30% tổng sản lượng điện cả nước), 55 triệu tấn sản phẩm dầu (chiếm 33% tổng nhu cầu xăng dầu), đáp ứng 70% nhu cầu LPG, 90% condensate. Tỷ trọng đóng góp của dầu khí trong cơ cấu năng lượng Việt Nam chiếm bình quân 40% tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, khoảng 35% tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong giai đoạn từ năm 2005 - nay.
Số liệu thống kê 7 tháng đầu năm cho thấy, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước suy giảm nghiêm trọng nhưng ngành dầu khí vẫn duy trì tăng trưởng ổn định. Cụ thể, khai thác dầu thô toàn tập đoàn 7 tháng đạt 6,38 triệu tấn, vượt 22% kế hoạch 7 tháng và bằng 73% kế hoạch năm 2022. Cùng đó, sản xuất xăng dầu 7 tháng vượt 8% kế hoạch, sản xuất đạm vượt 9% kế hoạch. Sản xuất, cung ứng khí, điện, các sản phẩm năng lượng khác của tập đoàn đều ở mức cao, đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
*An ninh lương thực
Nếu thăm dò khai thác là nền tảng thì ngành chế biến dầu khí là “đỉnh” của chuỗi giá trị dầu khí. Chế biến dầu khí cung cấp các sản phẩm thiết yếu, giá trị cao cho nền kinh tế đất nước như xăng dầu, hóa chất, nhựa, xơ sợi… Đặc biệt, công nghệ chế biến dầu khí đã góp phần sản xuất ra hàng triệu tấn phân đạm ure chất lượng cao đảm bảo hỗ trợ người nông dân có được những vụ mùa bội thu.
Theo đó, PVN là cổ đông sáng lập và sở hữu hai nhà máy sản xuất phân đạm lớn nhất nước ta hiện nay gồm: Nhà máy Đạm Phú Mỹ (Tổng công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí - PVFCCo) và Nhà máy Đạm Cà Mau (Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau - PVCFC).
Trong những năm qua, cả hai nhà máy đều vận hành ổn định với tổng công suất vào khoảng 1,6 triệu tấn phân ure/năm, đảm bảo cung cấp hơn 70% nhu cầu phân ure của cả nước.
Không dừng lại ở đó, PVFCCo và PVCFC luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, đầu tư để tạo ra những sản phẩm phân bón mới chất lượng cao như NPK, hữu cơ vi sinh, đạm màu… mang đến nhiều loại phân bón dành cho đa dạng cây lương thực, cây ăn trái và cây công nghiệp, góp phần cùng bà con nông dân tạo nên những vụ mùa bội thu.
Hai nhà máy sản xuất phân bón nói trên thuộc khâu cuối trong chuỗi giá trị dầu khí - chế biến dầu khí - một trong 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt lõi của PVN, mắt xích cuối cùng tạo nên chuỗi giá trị gia tăng hoàn chỉnh từ khâu tìm kiếm, thăm dò - khai thác - chế biến - phân phối sản phẩm và dịch vụ dầu khí.
Hàng năm, lĩnh vực chế biến dầu khí đóng góp khoảng 20 - 25% tổng doanh thu của toàn PVN. Điều này được minh chứng rõ ràng, kể từ khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine, giá khí tăng cao (nguồn cung đầu vào của sản phẩm phân đạm) đã dẫn đến khủng hoảng giá, nguồn cung phân bón trên thị trường và hệ lụy là khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Trong khi đó, với sự phát triển ổn định và bền vững của lĩnh vực chế biến dầu khí nói chung và sản xuất phân bón dầu khí nói riêng, PVN không chỉ góp phần hỗ trợ bà con nông dân cả nước có một nguồn phân bón ổn định, chất lượng cao, giá thành phù hợp, thực sự góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
*An ninh kinh tếTrong những năm qua, PVN luôn là đầu tàu kinh tế của đất nước, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ. Tập đoàn luôn chủ động thực hiện kịp thời các chủ trương của Đảng và chính phủ trong ứng phó với những biến động phức tạp của nền kinh tế. Các sản phẩm chiến lược của tập đoàn như dầu thô, xăng dầu, đạm, điện, khí, LPG... đã và đang góp phần tích cực chủ động bình ổn thị trường, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế đất nước. Vững vàng vượt qua thử thách và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế ngay trong những giai đoạn khó khăn nhất, PVN đã từng bước phục hồi tăng trưởng, đóng góp cao nhất cho nền kinh tế đất nước. Mặc dù vừa phải tập trung ứng phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020, vừa phải ứng phó với suy giảm giá dầu thô chưa từng có trong lịch sử giao dịch dầu khí (có thời điểm xuống -37 USD/thùng), PVN đã vượt qua khó khan và đóng góp vào ngân sách nhà nước 83 nghìn tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước và cân đối ngân sách nhà nước. Năm 2021, khủng hoảng giá dầu cộng với diễn biến rất phức tạp của dịch Covid -19 đã khiến nhiều tập đoàn dầu khí lớn thế giới rơi vào tình trạng thua lỗ nặng nề, thậm chí phá sản. Tuy nhiên, PVN vẫn vững vàng vượt qua mọi thách thức, hoàn thành toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp ngân sách Nhà nước đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch năm, tăng 36% so với năm 2020. Nhờ vậy, PVN đã dẫn đầu 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.Trong 7 tháng của năm 2022, thị trường năng lượng tiếp tục biến động khó lường do xung đột Nga – Ukraine. Trong khi đó, các mỏ dầu khí hiện hữu sau thời gian dài khai thác đều có xu hướng suy giảm sản lượng lớn nhưng PVN đã nỗ lực gia tăng sản lượng khai thác, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế đất nước. Nộp ngân sách nhà nước toàn tập đoàn 7 tháng qua ước đạt 79,6 nghìn tỷ đồng, vượt 74% so với kế hoạch, vượt 23% kế hoạch năm 2022 và tăng 47% so với cùng kỳ 2021.*An ninh quốc phòngKhông chỉ đóng góp về kinh tế, mà sự xuất hiện, hoạt động của những đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân và mỗi một giàn khoan của ngành dầu khí trên biển chính là sự khẳng định chủ quyền của đất nước, thể hiện việc thực hiện chiến lược kinh tế biển của Việt Nam. Nơi những dự án dầu khí đang triển khai, những giàn khai thác, giàn khoan, tàu thăm dò địa chấn, tàu trực mỏ đều là những “vọng gác tiền tiêu”, là cột mốc chủ quyền trên Biển Đông, cũng là điểm tựa cho ngư dân bám biển…Những năm qua, ngành dầu khí đã tự lực và phối hợp với các công ty dầu khí nước ngoài triển khai hàng loạt các dự án địa chấn 2D, 3D, khoan thăm dò trên thềm lục địa Việt Nam. Bên cạnh việc chủ động đầu tư vào công tác khảo sát, điều tra cơ bản, đánh giá tổng thể tiềm năng dầu khí, PVN còn chú trọng tính toán các cơ hội đầu tư vào vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm, làm căn cứ pháp lý về chủ quyền biển đảo.
Trong lập các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài, mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, PVN luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các ban, ngành liên quan để thẩm định dự án; trên cơ sở đó, thống nhất xây dựng kế hoạch, phương án hiệp đồng bảo đảm an toàn các công trình dầu khí và các hoạt động dầu khí trên biển.Qua đó, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, với các đơn vị hoạt động trên biển chăm lo xây dựng, củng cố thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc. Vừa qua, làm việc với PVN tại Quảng Ngãi, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, PVN là một trong những doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế đất nước. Trước đây, từng có thời điểm PVN đóng góp đến gần 25% cho kinh tế quốc gia. PVN ngày càng khẳng định vị thế, vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Ngoài đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, PVN còn có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - đối ngoại của quốc gia, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm dầu khí, tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế; đóng góp quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.Có thể khẳng định, trải qua chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển, PVN cùng nhiều thế hệ người lao động dầu khí luôn vững vàng vượt qua thử thách, khó khăn để ngành dầu khí có được những bước phát triển mạnh mẽ. Sức mạnh đó có được là nhờ sự đúc kết truyền thống và văn hóa của những người đi tìm lửa, đồng thời không ngừng bồi đắp, gìn giữ giá trị cốt lõi “Khát vọng - trí tuệ - chuyên nghiệp - nghĩa tình”, giữ lửa nhiệt huyết trong tim, thực hiện quản trị hiệu quả, làm tròn trách nhiệm tìm dầu, phát triển chuỗi giá trị năng lượng, giữ vững 4 chữ “an” cho sự phát triển vững mạnh, hùng cường của Tổ quốc./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam: Đề xuất xây tổ hợp lọc hóa dầu của PVN là ý tưởng tốt
14:52' - 19/08/2022
Xung quanh đề xuất xây tổ hợp lọc hóa dầu và kho dự trữ quốc gia dầu thô, sản phẩm xăng dầu quy mô hơn 18 tỷ USD, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
PVN gặp nhiều thách thức khi chuyển dịch năng lượng
16:05' - 14/08/2022
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang triển khai 12 nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện lộ trình chuyển dịch năng lượng.
-
Doanh nghiệp
PVN bám sát biến động thị trường để sản xuất kinh doanh hiệu quả
20:42' - 09/08/2022
PVN sẽ bám biến động thị trường, kinh tế vĩ mô, tập trung quản trị biến động, cập nhật kế hoạch, kiểm soát rủi ro (lạm phát, lãi suất, tỷ giá, thị trường) đảm bảo hoàn thành cao nhất kế hoạch đề ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Triển vọng bấp bênh của Boeing sau năm 2024 nhiều chật vật
15:13'
Năm 2024 là một năm đầy khủng hoảng đối với Boeing, biến những kỳ vọng về sự khởi sắc thành năm sụt giảm tồi tệ nhất của nhà sản xuất máy bay trên thị trường chứng khoán kể từ năm 2008.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt lần đầu chế tạo thành công máy biến áp 500kV công suất lớn
14:12'
Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên một doanh nghiệp trong nước làm chủ công tác thiết kế, chế tạo thành công máy biến áp 500kV có công suất lớn nhất trên lưới điện truyền tải Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ngành than nước rút về đích sớm, tạo đà cho năm 2025
09:32'
Các đơn vị khai thác than trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đang nước rút tranh thủ thời tiết thuận lợi, ra sức khai thác với mục tiêu về đích sớm, hoàn thành kế hoạch năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Danh nghiệp chip Hàn Quốc đối mặt cạnh tranh từ Trung Quốc và Malaysia
09:09'
Theo Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc đang phải đối mặt với những rủi ro ngày càng tăng từ các doanh nghiệp của Trung Quốc và Malaysia
-
Doanh nghiệp
Hiện thực tăng trưởng xanh từ những hành động nhỏ
08:54' - 15/12/2024
Mặc dù là xu thế tất yếu của sản xuất, nhưng không ít doanh nghiệp cho rằng quá trình chuyển đổi xanh theo hướng phát triển bền vững là một hành trình không ít khó khăn.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp công nghệ Mỹ tìm cách cải thiện quan hệ với ông Trump
08:45' - 15/12/2024
Sau Meta, các “đại gia” công nghệ khác của Mỹ gồm OpenAI và Amazon đang lên kế hoạch tài trợ cho công tác chuẩn bị lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Doanh nghiệp
Xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD
20:05' - 14/12/2024
Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam cán đích 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%.
-
Doanh nghiệp
Đóng điện hòa lưới Tổ máy số 2 Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày
10:06' - 14/12/2024
Công trình khi đi vào hoạt động sẽ tăng khả năng phát điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là trong các giờ cao điểm; tăng thêm sản lượng phát điện trung bình năm khoảng 233 triệu kWh/năm.
-
Doanh nghiệp
Mỹ chi gần 6,2 tỷ USD cho Micron để thúc đẩy sản xuất chip nội địa
07:55' - 14/12/2024
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã phê duyệt khoản tài trợ gần 6,2 tỷ USD cho Micron Technology để thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước trước thềm chuyển giao quyền lực cho chính quyền mới.