Xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may cán đích đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu đạt 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.
Theo ông Vũ Đức Giang Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong ngành ghi nhận sự tăng trưởng đơn hàng trong năm 2024 và năm 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, cước vận tải biến động mạnh, kinh tế thương mại phục hồi chậm, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm... nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.
Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến, ông Phan Văn Kiệt cho biết, giai đoạn cuối năm, nhiều lao động tại doanh nghiệp đang tăng ca để kịp đáp ứng đơn hàng, phục vụ dịp lễ, tết cho các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, Việt Tiến đã có đơn hàng đến tháng 5/2025.
Trong khi đó, với các doanh nghiệp ngành sợi, mặc dù thị trường còn khá ảm đạm khi giá đơn hàng còn ở mức rất thấp, nhưng bằng nhiều giải pháp tiết kiệm, tối ưu chi phí trong sản xuất… nhiều doanh nghiệp đã có những tín hiệu tích cực. Vì vậy, năm 2025 toàn ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 48 tỷ USD. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS cho hay, đây là con số có sự tính toán và nghiên cứu kỹ lưỡng về xu thế đơn hàng; trong đó, ngành may được dự đoán sẽ có lượng đơn hàng sẽ dồi dào hơn so với năm 2024.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang, tuy dự báo tình hình sẽ lạc quan nhưng trong năm 2025, ngành dệt may vẫn gặp nhiều thách thức khi ít cơ hội tiếp cận đơn hàng lớn, đơn giá không tăng, nhu cầu tiêu dùng chưa phục hồi... Doanh nghiệp ngành dệt may cũng đang phải đối mặt những thách thức mới trong năm 2025 như: tình trạng giá đơn hàng thấp trong khi chi phí đầu vào tiếp tục tăng, các nhãn hàng có sự thay đổi lớn trong cách mua hàng cũng như các quy định liên quan đến thanh toán, giảm sản lượng…
Hơn nữa, áp lực giảm giá đơn hàng đi cùng những quy định mới với các tiêu chí, tiêu chuẩn khắt khe liên quan đến “xanh hoá” trong sản xuất, tự chủ nguồn nguyên liệu… là những vấn đề trước mắt các doanh nghiệp dệt may tiếp tục phải đối mặt trong năm tới.
Ngoài ra, trước sức ép cạnh tranh gay gắt từ thị trường cung ứng, các doanh nghiệp dệt may Việt cũng đồng thời đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn lao động, truy xuất nguồn gốc và phát thải carbon thấp từ các thị trường xuất khẩu lớn như EU.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên cho biết, năm 2024, xuất khẩu dệt may cán mốc 44 tỷ USD nhưng xuất khẩu vào EU rất khiêm tốn. Một trong những thách thức chính ngành dệt may đối mặt với vấn đề về xuất xứ với nguồn nguyên liệu nhập khẩu đa phần từ Trung Quốc và một số nước khác không thuộc FTA.
Để khai thác tốt hơn thị trường lớn này, tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan do EVFTA mang lại, ông Nguyễn Xuân Dương đề xuất cơ quan chức năng sớm giải quyết hạn chế trên của ngành. Bài toán đáp ứng quy tắc xuất xứ cần gắn liền với phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ. Muốn thực hiện được cần quy hoạch các khu công nghiệp lớn để thu hút nhà đầu tư sản xuất. Bản thân các doanh nghiệp dệt may tiếp tục nỗ lực đầu tư, công nghệ hóa, robot hóa quy trình sản xuất… Đồng thời, triển khai quyết liệt các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất để đạt các chứng chỉ xanh, một trong những tiêu chí bắt buộc cho các đơn hàng vào các thị trường lớn hiện nay.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD
10:36' - 19/11/2024
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47- 48 tỷ USD - thông tin được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas đưa ra tại buổi họp báo về Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập VITAS.
-
Chuyển động DN
Dệt may có triển vọng "cán đích" xuất khẩu 44 tỷ USD
15:08' - 13/11/2024
Doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực đưa ra nhiều sản phẩm mới về chất liệu, mẫu mã, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của đối tác, để đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm nay.
-
Thị trường
Chuỗi triển lãm quốc tế đầu ngành về công nghiệp dệt may 2024
21:38' - 23/10/2024
Triển lãm quốc tế Ngành công nghiệp Dệt & May – Thiết Bị, Nguyên phụ liệu & Vải 2024 (HanoiTex & HanoiFabric 2024) diễn ra từ ngày 23-25/10.
-
Chuyển động DN
Đơn hàng tăng nhưng thiếu lao động khó khăn vẫn bủa vây ngành dệt may, da giày
09:57' - 21/10/2024
Việc đơn hàng phục hồi là tín hiệu tốt nhưng cũng khiến doanh nghiệp dệt may, da giày chật vật xoay sở tuyển dụng thêm lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vững nền tảng, rộng tầm nhìn: Vinataba kỳ vọng đột phá nhiệm kỳ mới
13:32'
Việc tái cấu trúc Vinataba, tinh gọn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động từng bộ phận sẽ tiếp tục được triển khai quyết liệt, hướng đến mục tiêu: Hiệu quả – Hiện đại – Hội nhập – Bền vững.
-
Doanh nghiệp
Apple có thể “né” án phạt hàng ngày từ EU sau đề xuất điều chỉnh chính sách
11:45'
Những thay đổi của Apple đối với các quy tắc và phí trên App Store có khả năng được các cơ quan quản lý chống độc quyền của EU "bật đèn xanh".
-
Doanh nghiệp
Bảo hiểm Agribank - Điểm tựa vững chắc sau thiên tai
10:47'
Phát triển bancassurance không chỉ là nhiệm vụ của Agribank hay ABIC, mà còn là trách nhiệm với nông dân, khách hàng và nền kinh tế nói chung.
-
Doanh nghiệp
Thủy điện Bản Vẽ cắt giảm 74% lưu lượng đỉnh lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 3
10:04'
Thủy điện Bản Vẽ cắt tới 74% lưu lượng đỉnh lũ 12.800 m³/s do bão số 3, góp phần giảm ngập lụt nghiêm trọng cho hạ du và vận hành an toàn công trình vượt tần suất lũ thiết kế.
-
Doanh nghiệp
Vinataba: Từ tăng trưởng ổn định đến chuyển đổi toàn diện
09:52'
Ngày 22/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025–2030 đã diễn ra trọng thể tại Hà Nội.
-
Doanh nghiệp
Petrolimex thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8/2025
09:37'
Với việc thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8 tới đây, Petrolimex tiếp tục khẳng định vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong xây dựng hệ sinh thái năng lượng sạch.
-
Doanh nghiệp
Điện lực Miền Bắc gần hoàn tất khôi phục cấp điện sau bão số 3
09:26'
Sau khi bão số 3 (Wipha) đi qua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống điện tại nhiều tỉnh, thành khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ, EVNNPC đang bước vào giai đoạn cuối của việc khôi phục cấp điện.
-
Doanh nghiệp
EVNNPC cấp điện trở lại cho gần 90% khách hàng bị ảnh hưởng do bão số 3
09:07'
Tính đến 19h ngày 22/7/2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã cấp điện lại cho hơn 2 triệu khách hàng, chiếm tỷ lệ gần 90% số khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
-
Doanh nghiệp
Cơn sốt AI đưa TSMC vào "câu lạc bộ" vốn hóa nghìn tỷ USD
08:27'
Giá trị vốn hóa của công ty sản xuất chất bán dẫn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) lần đầu tiên chạm mốc 1.000 tỷ USD vào tuần trước sau khi công ty nâng dự báo kinh doanh về trí tuệ nhân tạo (AI).