Tập đoàn GAESA kiểm soát nền kinh tế Cuba như thế nào?

05:30' - 22/01/2018
BNEWS Kinh tế Cuba trong gần 6 thập kỷ qua dường như đã vận hành dựa trên những ý tưởng ngẫu hứng của các lãnh đạo cầm quyền và cuộc đấu tranh tư tưởng hệ của họ hơn là trên nền tảng các quy luật kinh tế.
Khách sạn Telegrafo ở thủ đô La Habana. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo bình luận của kênh truyền hình Deutsche Welle (Đức, bản tiếng Tây Ban Nha), nền kinh tế Cuba trong gần 6 thập kỷ qua đã vận hành dựa trên những ý tưởng ngẫu hứng của các lãnh đạo cầm quyền và cuộc đấu tranh tư tưởng hệ của họ hơn là trên nền tảng các quy luật kinh tế.

Những thay đổi trong lĩnh vực này trước đây thường là hệ quả của ý nghĩa và tầm quan trọng mà Fidel Castro trao cho hoạt động kinh tế vào từng thời điểm, và các nhà kinh tế xếp loại lãnh tụ cách mạng “nhà ứng biến lớn”; và ngày hôm nay là Chủ tịch Raúl Castro, người được xếp loại “lãnh đạo thực dụng”.

Trong 47 năm cầm quyền, ông Fidel luôn bỏ ngoài tai những lời khuyên của các nhà kinh tế có uy tín cả trong và ngoài nước, và những quyết định ứng biến của ông, thường tập trung ưu tiên phục vụ mặt trận tư tưởng.

Điều đó đã góp phần dẫn tới quá trình suy kiệt kinh tế không ngừng và biến Cuba trở thành quốc gia ký sinh nhất trong 2 thế kỷ qua khi sống sót nhờ vào những trợ giúp nhiều triệu USD từ Nga, Trung Quốc, khối xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và trong những năm gần đây là Venezuela.

Trong thời kỳ đó, những bước đi hiếm hoi mở cửa nền kinh tế đều nhờ vào sự quan tâm của Raúl Castro, khi đó là Bộ trưởng Bộ Các lực lượng vũ trang cách mạng (MINFAR- Bộ Quốc phòng), đối với những thay đổi từng bước, có kế hoạch và thực chất.

Để phục vụ mục tiêu này, ông cũng đã lập một đội nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế của nhiều nước khác nhau để áp dụng vào những điều kiện cụ thể của Cuba.

Những nghiên cứu này đã đưa tới việc thành lập vào đầu những năm 1990 các doanh nghiệp quân đội Cuba trong dự án mang tên “Kế hoạch hoàn thiện doanh nghiệp”, và đây là những đơn vị kinh tế đầu tiên cấu thành Tập đoàn Quản lý doanh nghiệp, thường được gọi là GAESA.

GAESA với ngọn cờ đầu là doanh nghiệp du lịch và thương mại Gaviota - đơn vị từ khi ra đời đã tạo thế cạnh tranh với hai tập đoàn nhà nước hùng mạnh là Cubanacán (du lịch) và CIMEX (xuất nhập khẩu) vốn nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Fidel Castro, khi đó vẫn là Chủ tịch với quyền hành tuyệt đối.

Vị trí đứng đầu các mô hình kinh tế mới này, từ hơn 3 thập kỷ qua Raúl Castro luôn giao cho những người thân tín nhất của mình: trước đây là Tướng Julio Casas Regueiro (đã mất) và hiện tại là Trung tướng Luis Alberto Rodríguez López-Callejas, một trong những con rể của ông và hiện là người quản lý GAESA.

Kể từ khi Raúl Castro lên nắm quyền, GAESA đã “thu nạp” gần hết các doanh nghiệp và đơn vị tài chính của tập đoàn xuất nhập khẩu nhà nước CIMEX và trở thành thực thể kinh doanh lớn nhất Cuba, mặc dù do đặc điểm trực thuộc MINFAR nên các hoạt động của tập đoàn này vẫn được giữ kín ở mức bí mật Nhà nước.

Để mường tượng ra sức mạnh của GAESA cần biết rằng chỉ riêng CIMEX đã bao gồm 73 công ty con cùng 21 công ty liên doanh, và trong số này có tới 61 đơn vị có cơ sở ngoài nước, chủ yếu chuyên về các dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch và bất động sản.

Với việc “nuốt gọn” CIMEX, GAESA đã tăng gấp 3 quy mô của mình, sau đó tập đoàn này còn thâu tóm nốt cả Habaguanex (chuỗi hơn 100 cửa hàng bán lẻ bằng ngoại tệ, 21 khách sạn và nhà khách, một mạng lưới rộng lớn quán cà phê và nhà hàng; và là cánh tay kinh tế của Văn phòng

Với nguồn nhân lực và kỹ thuật của tập đoàn Odebrecht và nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Brazil, Cuba đã quyết định mở rộng và hiện đại hóa cảng Mariel và biến cảng nước sâu duy nhất tới nay của Cuba thành bến container lớn nhất cả nước, đồng thời hình thành Đặc khu phát triển cùng tên.

Quyền điều hành tổng số vốn đầu tư 1 tỷ USD của dự án khổng lồ trên lên được đặt vào tay công ty Almacenes Universales, một trong những tổng công ty của GAESA. Kênh truyền hình Đức cho rằng GAESA là một “đế chế kinh tế ma” khi đã hấp thụ tới 60% nền kinh tế và 80% lĩnh vực du lịch mà không phải công khai các khoản thu nhập của mình với công chúng.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục