Tencent: "Tử huyệt" kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc (Phần 2)
* Reuters: Đánh vào Tencent có hiệu quả hơn đánh vào Huawei
Theo Reuters, khi đánh vào Tencent, Tổng thống Mỹ đã đánh vào một trong những điểm yếu nhất của Trung Quốc, và có thể ảnh hưởng đến Bắc Kinh nặng nề hơn là chiến dịch chống Huawei.
Lời đe dọa của Mỹ là sẽ ngăn chặn các "giao dịch" với tập đoàn công nghệ Trung Quốc trước hết có thể tác động đến các dịch vụ thanh toán dùng ứng dụng WeChat ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc mà điển hình là ví điện tử WeChat Pay, được chấp nhận ở nhiều nơi, kể cả ở Mỹ.
CNN ghi nhận vào năm ngoái, 25% doanh thu của Tencent đến từ các dịch vụ tài chính và ứng dụng thanh toán như WeChat Pay
Bên cạnh đó, hoạt động trong lĩnh vực giải trí của Tencent cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhất là trong lĩnh vực trò chơi điện tử, vốn mang lại cho Tencent hơn 50% doanh thu trong năm 2019.
Nguồn lợi cũng đến từ việc kiểm soát được hoặc nắm những phần hoạt động đáng kể trong một loạt những công ty phát triển trò chơi điện tử rất được ưa chuộng trên thế giới, từ League of Legends cho đến Fornite, hay PlayerUnknown's Battlegrounds.
Đối với CNN, nếu Chính quyền Mỹ quyết định cấm cửa các ứng dụng Trung Quốc, Tencent sẽ bị mất thị trường Mỹ trong lĩnh vực trò chơi điện tử.
Chưa dùng lại ở đó, những hoạt động của Tencent trong lĩnh vực video giải trí hay ca nhạc trực tuyến cũng hợp tác với nhiều công ty Mỹ, từ hội bóng rổ NBA (National Basketball Association) cho đến tập đoàn Warner Music Group. Do đó, việc rút Tencent ra khỏi các quan hệ này có thể rất hỗn độn và tốn kém.
* Hạn chế "vũ khí đầu tư" của Tencent
Ngoài ra, quyết định của Mỹ cũng có thể đặt một loạt danh mục đầu tư rộng lớn của tập đoàn Tencent hải ngoại vào vòng nguy khốn. Cho đến nay, Bắc Kinh đã rất vất vả trong cuộc chiến bảo vệ thị phần của Huawei ở nước ngoài. Thế nhưng, Tencent lại có tầm hoạt động rộng lớn hơn nhiều.
Đây là một trong những tập đoàn đầu tư hào phóng nhất của ngành công nghệ trên thế giới, với các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp lên đến mức 60 tỷ USD, tính đến tháng 12/2019. Các ví dụ điển hình nhất là việc Tencent đã đầu tư vào công ty dịch vụ mua sắm Afterpay của Australia và mua lại trang diễn đàn trên mạng Reddit nổi tiếng của Mỹ.
Giá cổ phiếu của công ty Tencent trên thị trường chứng khoán Hong Kong đã sụt giảm khi kết thúc giao dịch hôm 6/8, giảm 5,04% xuống còn 527,5 đô la Hong Kong (75,83 USD)/1 cổ phiếu. Giới chuyên gia công nghệ cho rằng sắc lệnh hành pháp trên sẽ tác động mạnh nhất đến những người dùng Trung Quốc ở nước ngoài và những người có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
Một nhân viên văn phòng ở Bắc Kinh, họ Vương (Wang), nói với Thời báo Hoàn cầu hôm 7/8 rằng WeChat có một số lượng lớn người dùng Trung Quốc ở nước ngoài, gần như 100% người Trung Quốc ở nước ngoài cả những người Mỹ có quan hệ kinh doanh với Trung Quốc cũng đang sử dụng ứng dụng này.
Theo Reuters, nếu Mỹ quyết định xúc tiến việc trừng phạt Tencent, mục tiêu nhắm tới đầu tiên có lẽ là WeChat, do mối quan ngại là ứng dụng này tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm duyệt và hoạt động gián điệp.
Điều đó sẽ cắt nguồn thu nhập đến từ quảng cáo của các nhãn hiệu Mỹ muốn vươn đến người tiêu dùng ở Trung Quốc và trên mặt chính trị, có thể khiến cho người dân Trung Quốc bình thường phải gánh chịu cái giá của cuộc chiến thương mại một cách rõ rệt hơn hơn bất kỳ thứ gì khác.
Sau cùng, quyết định trừng phạt của Mỹ cũng sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài suy nghĩ lại trước khi đặt quan hệ đối tác với các công ty Trung Quốc. Bắc Kinh đã đầu tư đáng kể về chính trị cũng như kinh tế để nuôi dưỡng các nhà vô địch công nghệ thế giới của họ, nhưng Washington giờ đây đang dùng uy thế của mình trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng Internet và hệ thống điều hành để ngặn chặn toan tính của Trung Quốc./.
- Từ khóa :
- huawei
- tencent
- mỹ
- kinh tế mỹ
- quan hệ mỹ trung
- kinh tế số
Tin liên quan
-
Công nghệ
Huawei và ZTE bị loại khỏi kế hoạch triển khai mạng 5G của Ấn Độ
09:56' - 14/08/2020
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, trang mạng Business Standard của Ấn Độ ngày 13/8 đưa tin nước này đã loại 2 công ty công nghệ của Trung Quốc là Huawei và ZTE khỏi kế hoạch triển khai mạng 5G.
-
Công nghệ
Huawei ngừng sản xuất dòng chip chủ lực từ ngày 15/9
07:00' - 11/08/2020
Tạp chí tài chính Tài Tân (Caixin) cho biết trước sức ép của Mỹ, từ tháng 9 tới, tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ ngừng chế tạo dòng chip Kirin chủ lực của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Huawei sẽ thiệt hại lớn do hoạt động sản xuất chip Kirin 9000 bị ngừng
21:40' - 08/08/2020
Hoạt động sản xuất loại chip hiện đại nhất cho điện thoại thông minh là Kirin 9000 sẽ ngừng từ ngày 15/9/2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chỉ trích cảnh báo của Mỹ nhằm vào Brazil liên quan tới Huawei
20:31' - 30/07/2020
Ngày 30/7, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ cảnh báo Brazil có thể đối mặt với hậu quả nếu chọn Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc để phát triển mạng 5G.
-
Doanh nghiệp
Huawei “qua mặt” Samsung để giành thị phần smartphone lớn nhất thế giới
14:10' - 30/07/2020
Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei đã vượt hãng đối thủ Samsung Electronics của Hàn Quốc để trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh (smartphone) lớn nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46'
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28'
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55'
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43'
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đẩy Fed vào thế khó
12:27'
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, vừa đưa ra cảnh báo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay về nguy cơ suy giảm kinh tế do các chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
BoK: GDP quý I/2025 của Hàn Quốc có thể ở mức âm
10:56'
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 17/4 dự báo rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Hàn Quốc trong quý I/2025 có thể ở mức âm.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản dự định đến Mỹ đàm phán trực tiếp với Tổng thống D.Trump
10:09'
Ngày 17/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhận định các cuộc đàm phán thuế quan với Washington sẽ không dễ, ông dự định đến Mỹ để thương lượng với Tổng thống Donald Trump ở thời điểm thích hợp.
-
Kinh tế Thế giới
Cường quốc G7 tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp
09:35'
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) phải tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp trong bối cảnh bất ổn do cuộc chiến thương mại mà Mỹ gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh
09:21'
Fitch Ratings hôm 16/4 công bố giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Mexico ở mức “BBB-” - đầu tư an toàn - bất chấp những biến động về chính sách thuế quan khó đoán của Mỹ.