TEPCO dùng người máy để kiểm tra nhà máy hạt nhân Fukushima
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) điều hành nhà máy hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản ngày 21/7 cho biết tháng 2 vừa qua, TEPCO đã điều một người máy được điều khiển từ xa đến 1 trong 3 lò phản ứng của Fukushima, nơi mức phóng xạ đã lên cao kỷ lục.
Tuy nhiên, nhiệm vụ này đã không thể hoàn thành ở lò phản ứng số 2 do người máy không thể đến được mục tiêu nằm dưới lò cao áp, nơi được cho là có nhiên liệu hạt nhân bị nóng chảy. Việc xác định các mảnh vỡ nhiên liệu là một phần trong quá trình nhằm chấm dứt hoạt động của nhà máy Fukushima số 1 sẽ mất tới nhiều thập kỷ.
TEPCO đã sử dụng một người máy với kích thước 30cmx13 cm đến lò phản ứng số 3 và thực hiện kiểm tra trong hai ngày 19 và 21/7. Cuộc kiểm tra ngày 19/7 cho thấy giàn giáo kim loại nằm bên trong lò cao áp trước khi thảm họa xảy ra đã biến mất.
Đến ngày 21/7, người máy đã tìm thấy các vật thể màu đen giống thạch nhũ bám vào đáy lò cao áp bị hư hại của lò phản ứng số 3. Những vật thể này có khả năng được hình thành do nhiên liệu tan chảy.
Theo TEPCO, mực nước xung quanh sâu 6,4m, vốn được bơm vào lò phản ứng để hạ nhiệt số nhiêu liệu, đã tích tụ dưới đáy lò cao áp. Thay vì hai đợt như ban đầu, TEPCO dự kiến dùng người máy kiểm tra đáy lò chứa thêm lần nữa vào ngày 22/7.
Ngày 11/3/2011, một trận động đất dưới biển đã khiến sóng dâng cao tràn vào bờ biển Đông Bắc Nhật Bản, khiến hơn 18.500 người thiệt mạng và 3 lò phản ứng của nhà máy Fukushima số 1 tan chảy. Đây được xem là thảm họa tồi tệ nhất kể từ sau vụ Chernobyl năm 1986.
Tháng 12/2016, Chính phủ Nhật Bản ước tính chi phí bồi thường, chấm dứt hoạt động và khử phóng xạ sẽ vào khoảng 21.500 tỷ yen (tương đương 192,5 tỷ USD) trong lộ trình sẽ mất tới ít nhất 4 thập kỷ do mức phóng xạ cao làm hoạt động này bị chậm lại.
Mặc dù TEPCO có trách nhiệm trang trải, song do con số này dự kiến vượt quá những ước tính ban đầu, Chính phủ Nhật Bản ngày 10/2 đã quyết định cho phép sử dụng các quỹ của nhà nước trong trường hợp công tác khử độc bị chậm trễ từ phía TEPCO.
Ngoài ra, chính phủ cũng lên kế hoạch sử dụng ngân quỹ nhà nước để xây dựng đường sá, nguồn nước và cơ sở hạ tầng khác./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản xét xử các cựu lãnh đạo TEPCO về thảm họa Fukushima
12:42' - 30/06/2017
Ngày 30/6, Tòa án quận Tokyo mở phiên sơ thẩm xét xử cựu lãnh đạo Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) với cáo buộc hình sự liên quan đến thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản xét xử các cựu lãnh đạo công ty TEPCO bị buộc tội về thảm họa Fukushima
14:53' - 28/06/2017
Đây là án kiện hình sự đầu tiên và duy nhất đối với sự cố hạt nhân tồi tệ nhất kể từ vụ Chernobyl tại Ukraine năm 1986.
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Nhật Bản và TEPCO phải chịu trách nhiệm về sự cố hạt nhân Fukushima
16:05' - 17/03/2017
Ngày 17/3, một tòa án ở Nhật Bản ra phán quyết cho rằng chính phủ Nhật Bản và Công ty TEPCO phải chịu trách nhiệm về việc sơ suất để xảy ra sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 năm 2011.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này