Tết cổ truyền xưa và nay
Không chỉ là thời khắc thiêng liêng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, Tết còn chứa đựng cả quan niệm sống cũng như những phong tục, tín ngưỡng sâu sắc, độc đáo mang đậm nét văn hoá dân tộc.
Xưa: ăn Tết
Người xưa mong Tết không chỉ là để được nghỉ ngơi mà quan trọng, quanh năm vất vả, bận rộn ăn uống đơn giản, chỉ có ngày Tết mới được ăn những món ngon. Do đó, việc chuẩn bị cho việc ăn Tết rất được chú trọng.
Đầu tiên là nuôi lợn. Giống lợn quê cho ăn cám nấu cây chuối, dọc khoai hay bèo tấm, sức lớn mỗi tháng chỉ 4-6 kg, nên để đạt trọng lượng 50-60kg thịt cho ngày Tết, phải nuôi từ đầu năm.
Việc gói bánh chưng cũng được chuẩn bị từ rất sớm. Ngay từ đầu tháng Chạp, mọi người đã lo mua gạo nếp, đậu xanh... để sẵn. Thậm chí lá dong, lạt buộc... cũng phải lo liệu trước, không đợi cận Tết mới sắm.
Đến rằm tháng Chạp thì mọi nhà bắt đầu làm dưa hành. Hành củ to tròn, mua về ngâm nước tro bếp 5 ngày, rồi bóc vỏ, cắt rễ, trộn muối; 2 ngày sau thì đổ nước ngâm, mất 7-8 ngày nữa củ hành mới hết cay chuyển thành dưa chua dôn dốt.
Dù không phải món chính, nhưng dưa hành là món không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết và được xếp vào 6 loại phẩm vật đặc trưng của Tết cổ truyền xưa: "Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh/Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”.
Không khí Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp khi nhà nhà cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời. Ngày 24 trở đi đã rộn rã lắm rồi, trẻ con mua pháo lẻ ở chợ về đốt chơi đì đùng ở sân đình. Người lớn đi tạ mộ ông bà cụ kỵ; lau dọn bàn thờ tổ tiên; tổng vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm... Từ 27 đến 30 tháng Chạp, nhà nhà lo mổ lợn, gói bánh chưng, bánh tẻ, quấy chè lam, nấu kẹo lạc, làm bỏng mụn...
Chỉ có một số ít gia đình quan lại và dân phố phường, thành thị là ăn Tết có cao lương mĩ vị đắt tiền, còn đại đa số người dân lấy bánh chưng, thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết. Nhà đông người hay có điều kiện thì mổ một con lợn, nhà ít người hoặc nghèo thì chung nhau hai, ba, bốn nhà một con.
Suốt các ngày từ 28 đến 30 tháng Chạp tiếng lợn kêu eng éc khắp làng xóm, các bến nước hai bên bờ sông kẻ lên người xuống dập dìu, chỗ này cọ lá dong, chỗ kia làm lòng lợn.
Quanh năm bữa ăn toàn là rau dưa, cà kiệu... Tết đến mổ con lợn ra mới có điều kiện bày vẽ, trước cúng, sau ăn. Cái sỏ thường dùng gói giò gọi là giò thủ, đôi thăn giã nhuyễn gói giò lụa, cũng có nhà gói cả giò mỡ. Chả rán thì dùng thịt nạc giã nhuyễn nặn như chiếc đĩa, chả nướng thì thái miếng ướp hành nước mắm, ướp cả riềng mẻ nữa, vót tre làm xiên mỗi xiên 7-8 miếng.
Những khổ thịt ba chỉ hay nửa nạc nửa mỡ luộc qua cho cứng lại rồi thái thỏi bề ngang vài ngón tay, đem áp chảo. Sườn thì chặt quân cờ nướng chả vè hoặc tút xương làm chả chìa. Xương để hầm măng khô. Món nem thính gói lá ổi cũng nhiều nhà làm, vì có nó hương vị Tết mới đậm đà...
Bánh chưng là món ăn ngon, hạt gạo tự mình làm ra chẳng cần đong đếm. Song ngặt một nỗi là chiếc nồi đồng luộc được ba bốn chục bơ gạo bánh, trong làng chỉ có năm bẩy nhà giàu sắm được. Vì vậy phải mượn chuyền tay nhau, phải dạm trước với nhà chủ để còn sắp xếp. Có nhà luộc bánh từ sáng ngày 27, nhà mượn cuối cùng là chiều 30, tính đếm sao cho kịp trả nồi trước lúc gia chủ thắp hương đón giao thừa, tiếng pháo nổ rền mừng năm mới.
Chiều 30 Tết, nhà nào cũng cắm một cây nêu ở giữa sân. Dùng cây tre nhỏ hay cây nứa còn bánh tẻ để nguyên ngọn cong vút như cần câu, buộc lá cờ đuôi nheo xanh đỏ hoặc túm lá dứa dại làm tín hiệu chào đón “ông bà ông vải” về ăn Tết, và để ngăn trừ ma quỷ.
Khâu chuẩn bị cuối cùng là món tiền lẻ để phát vốn cho trẻ con. Trước tiên là sáng mùng Một phát vốn cho con cháu trong nhà, sau đó bất cứ đứa trẻ nào đến chơi cũng được phát vốn. Trường hợp có bổn phận phải đến chúc Tết các bậc vai vế bề trên, thì cũng cần mang theo tiền lẻ để phát vốn cho trẻ nhỏ.
Bên cạnh sắm sửa Tết cho nhà mình, người xưa còn chuẩn bị đồ lễ, biếu. Con cháu khi đã ra ở riêng, dù xa xôi cách trở, cũng tìm về lo liệu biếu Tết cho ông, bà, cha mẹ, nhiều ít tuỳ hoàn cảnh sinh sống; học trò, dù có trở thành ông nghè, ông cống, bia đá có đề tên thì cũng nhớ về thăm thầy cũ.
Có thể thấy, công việc chuẩn bị cho Tết nhiều công đoạn và vất vả là vậy, nhưng mọi người ai nấy đều vui mừng háo hức.
Nay: chơi Tết
Cuộc sống ngày càng đủ đầy nên việc ăn uống trong ngày Tết hiện đã không còn quá quan trọng. Nếu như xưa kia, cả năm chỉ đợi đến ngày Tết để được ăn miếng bánh trưng, thịt lợn, gà... thì nay bánh trưng được bán quanh năm ngoài chợ, thịt cá là những thức ăn hàng ngày.
Do đó, đây không còn là những món ăn đặc biệt, cơ bản trong ngày Tết nữa. Nhiều gia đình vẫn duy trì việc gói bánh trưng nhưng chỉ là để vui, để cho có không khí ngày Tết.
Việc chuẩn bị Tết cũng không phải cầu kỳ, vất vả như trước. Mọi mặt hàng từ hoa quả, bánh trái, thực phẩm, đồ uống... đều có sẵn, chỉ dành ra một, hai buổi là có thể sắm đủ. Thậm chí, không cần ra chợ, chỉ vài cú click chuột hay đôi cuộc điện thoại đặt hàng, mọi hàng hóa đều đến tay.
Tết nay, bên cạnh xu hướng về quê đón Tết của những người xa xứ, còn có xu hướng đi du lịch của những gia đình hiện đại. Nếu như trước đây, Tết là cơ hội để cho mọi người được ăn ngon mặc đẹp, thì nay, người ta dành thời gian nghỉ Tết cho việc vui chơi giải trí, thăm thú bạn bè hay đi du lịch...
Tuy vậy, người Việt vẫn duy trì và gìn giữ nhiều nét đẹp văn hóa, phong tục, tín ngưỡng truyền thống như: tảo mộ, dọn dẹp trang trí nhà cửa, cúng giao thừa, xin lộc, mừng tuổi (lì xì)...
Mặc dù có nhiều thay đổi nhưng Tết Nguyên đán vẫn là ngày lễ cổ truyền lớn nhất, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của người Việt; là dịp để mọi người cùng nhau hướng đến những giá trị tốt đẹp, đủ đầy, như: ăn ngon, mặc đẹp, nói điều hay, chúc nhau “vạn sự như ý”, “phát lộc phát tài”… Đặc biệt, Tết là dịp quan trọng để cả nhà sum vầy, quây quần bên nhau, cùng đón một năm mới an lành, hạnh phúc.
Những phong tục cổ truyền trong ngày Tết Nguyên đán
Trước và sau Tết Nguyên đán, người Việt có nhiều phong tục khác nhau, tùy từng địa phương. Dưới đây là một số phong tục chính.
- Lễ cúng ông Công ông Táo
Ông Công là Thổ Công là vị thần cai quản đất đai. Ông Táo là thần bếp, hay Táo Quân, gồm hai ông, một bà, có trách nhiệm theo dõi mọi việc xảy ra trong gia đình rồi trình bào cho Trời. Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nào cũng thu dọn nhà cửa, bếp núc sạch sẽ rồi làm lễ cúng tiễn ông Táo lên trời, nhờ ông báo cáo những điều tốt đẹp để một năm mới bình an và may mắn.
- Thăm mộ tổ tiên
Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp, con cháu trong gia đình tề tựu đông đủ cùng nhau đi thăm, quét dọn mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
- Dọn dẹp, trang trí nhà cửa
Để đón tết, mọi nhà dọn dẹp, sửa sang và trang hoàng nhà cửa thật đẹp. Tất cả các đồ dùng trong gia đình đều được lau chùi sạch sẽ theo đúng nghĩa năm mới cái gì cũng phải mới. Thêm cây quất, cành đào (mai), câu đối… làm cho không gian thêm sắc màu, ấm cúng.
- Lễ Tất niên
Tất niên có nghĩa là hoàn tất công việc của năm cũ. Theo phong tục, đến thời điểm tất niên, mọi người đều thu xếp thanh toán hết nợ nần, xoá bỏ những xích mích trong năm cũ để hướng tới một năm mới thuận hoà hơn.
Vào chiều 30 Tết, sau khi đã hoàn thành xong mọi công việc, gia đình chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên ông bà. Cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ thì mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình trong những này Tết.
Không chỉ làm cho không gian cúng thêm ấm áp, hài hòa, rực rỡ, mâm ngũ quả còn thể hiện sinh động ý tưởng triết lý-tín ngưỡng-thẩm mỹ và là nơi gửi gắm ước nguyện của mỗi gia đình.
- Lễ giao thừa
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất của năm. Vào thời điểm giao thừa, các gia đình làm lễ Trừ Tịch để loại bỏ những điều không may mắn của năm cũ đi và đón lấy những điều tốt đẹp của năm mới đến. Đúng giao thừa, trên bàn thờ gia tiên thơm hương khói, đèn nến lung linh, các thành viên trong gia đình cung kính chắp tay lễ trước bàn thờ tổ tiên, cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, phát lộc phát tài.
- Tục xông nhà
Theo phong tục, người xông nhà là người đầu tiên đến nhà sau giao thừa. Người ta tin rằng, người xông nhà đầu năm sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà trong cả năm mới, tuổi tác người xông nhà cũng khá quan trọng. Vì thế, ngay từ trước tết chủ nhà thường hẹn người quen biết, đẹp người đẹp nết, hợp tuổi để đến xông nhà cho nhà mình.
- Phong tục chúc tết, mừng tuổi
Chúc tết hay mừng tuổi là những phong tục từ lâu đời để mong muốn những điều tốt lành nhất sẽ đến với mọi người. Theo lệ, thường thì vào mùng 1 con cái chúc tết ông bà, cha mẹ.
Ông bà, cha mẹ cũng chúc lại con cháu bằng một phong lì xì có tiền đi kèm. Tiền lì xì thường là những tờ tiền còn mới, vì người ta quan niệm rằng, năm mới cái gì cũng phải mới mẻ thì một năm sẽ gặp được nhiều điều may mắn đến.
Trong những ngày đầu năm, thường thì từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3, mọi người đi thăm họ hàng, thầy cô, bạn bè để chúc những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới đến… ./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Mâm cỗ Tết cổ truyền các miền khác nhau thế nào?
10:06' - 12/02/2018
Mâm cỗ Tết cổ truyền Việt Nam tùy theo vùng miền mà có các món ăn đặc trưng. Trong khi miền Bắc thường có nhiều món canh thì miền Nam lại có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng.
-
Kinh tế Thế giới
Ấm áp không khí Tết cổ truyền của cộng đồng người Việt tại nhiều nước
10:05' - 12/02/2018
Ngày 11/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ đã tổ chức một buổi lễ tiệc dành cho bà con kiều bào và một số bạn bè thân thiết bản xứ.
-
Đời sống
Tết đến sớm ở làng “Hoàng Sa, Trường Sa”
08:36' - 12/02/2018
Còn ít ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, nhưng tại một số làng biển được mệnh danh là làng “Hoàng Sa, Trường Sa” ở Quảng Ngãi, dường như Tết đã đến sớm hơn.
-
Đời sống
Những đồ trang trí không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán
05:30' - 12/02/2018
Trong những ngày này, nhiều đồ trang trí được người dân chuẩn bị, bày biện để trang hoàng cho ngôi nhà của mình, mong một năm mới nhiều điều mới an lành, vui vẻ và may mắn hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
WTO: Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng
19:00'
Theo WTO, việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng, không phản ánh thiện chí nỗ lực của Việt Nam trong xử lý tình trạng thâm hụt thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và kết quả thu hút vốn FDI
18:54'
Tại họp báo Chính phủ chiều 6/4, đại diện Bộ Tài chính đã thông tin về tình hình tăng trưởng kinh tế quý I/2025, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 và dự kiến kết quả thu hút FDI năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều điểm sáng ấn tượng của kinh tế Tp Hồ Chí Minh quý đầu năm
18:22'
Khi so với các “đầu tàu kinh tế” khác cho thấy, mức tăng trưởng 7,51% của Tp Hồ Chí Minh ấn tượng hơn với nhiều điểm sáng và là một bước khởi đầu tốt đẹp cho Thành phố trong năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I: Giải ngân vốn đầu tư công lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
18:07'
Tình hình đầu tư tại Việt Nam trong quý I cho thấy, những dấu hiệu tích cực rõ nét, đặc biệt là sự tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Linh hoạt các giải pháp thích ứng với chính sách thuế quan
17:51'
Tổ công tác có nhiệm vụ đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp thích ứng linh hoạt với tình hình thế giới, khu vực, các điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Có những giải pháp tích cực với phía Hoa Kỳ về thuế đối ứng
17:19'
Tại họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hiện nay Chính phủ đang có những giải pháp tích cực để tiếp xúc với phía Hoa Kỳ và có giải pháp hài hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41'
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25'
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.