Thách thức mới với xuất khẩu cá ngừ Việt Nam
Ngành hàng cá ngừ Việt Nam đã có đóng góp lớn trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, song hiện nay, ngành hàng cá ngừ đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ nguyên liệu đến các thị trường nhập khẩu sản phẩm này.
*Nhiều thách thức
Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ, một trong những nguyên nhân tác động mạnh tới xu hướng xuất khẩu cá ngừ là thiếu nguyên liệu, đặc biệt là nguồn nguyên liệu có xuất xứ thuần tuý (được đánh bắt bởi đội tàu trong nước). Cụ thể, từ sau khi Nghị định số 37/2024/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2029 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản có hiệu lực vào ngày 19/5/2024, với quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác (biện pháp quản lý) chưa phù hợp đối với các loài hải sản; trong đó, có cá ngừ vằn, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của ngư dân và doanh nghiệp, gia tăng thêm các gánh nặng kinh tế cho chuỗi sản xuất liên quan.Đồng thời, quy định này cũng phù hợp với xu thế quản lý nghề cá tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới nhằm duy trì, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống suy giảm rất nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng do khai thác quá mức, khai thác bằng ngư cụ cấm, kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định,...
Vì vậy, để vừa đảm bảo mục tiêu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đáp ứng yêu cầu của EC, vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác truyền thống của ngư dân và xuất khẩu của doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo và kiến nghị với Thủ tướng cho phép xây dựng Nghị định sửa đổi theo trình tự, thủ tục rút gọn để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác. Theo kế hoạch, việc ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung sẽ được hoàn thành trong tháng 4/2025.*Tìm cơ hội trong thách thức
Mặc dù trong những năm qua ngành chế biến, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đã có những tăng trưởng vượt trội, nhưng thị trường thế giới cũng luôn đặt cá người Việt Nam vào vị trí bắt buộc phải thay đổi để thích nghi với từng tình huống.Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 2 cho thị trường Mỹ sau Thái Lan. Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhập khẩu hải sản Việt Nam, trong đó có sản phẩm cá người.
Hiện nay các chính sách thuế của Mỹ áp lên các sản phẩm nhập khẩu có sự thay đổi, đặc biệt là các nguyên vật liệu có suất xứ từ Trung Quốc sẽ bị đánh thuế cao hơn cũng đã ảnh hưởng đến nguồn cả người Việt Nam tiến vào Mỹ.
Theo bà Nguyễn Thị Vân Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của Hiệp hội chế biến và suất khẩu thủy sản Việt Nam, ngay ngày đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế quan lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc, Canada và Mexico.Sắc lệnh do ông Trump ký áp thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 4/2, và 25% lên hàng hóa từ Mexico và Canada. Quyết định này của ông Trump sẽ ảnh hưởng đến giá cá ngừ đóng hộp tại Mỹ. Sức mua của người tiêu dùng Mỹ có thể bị ảnh hưởng vì các nhà bán lẻ có thể phải tăng giá sản phẩm.
Điều đáng chú ý là cá ngừ vằn ngâm dầu đóng hộp nhập khẩu vào Mỹ đang phải chịu mức thuế từ 12,5% đến 35%, trừ khi một quốc gia có thoả thuận được hưởng ưu đãi hoặc giảm thuế khi xuất khẩu sang thị trường này. Hiệp định Thường mại Mỹ - Mexico - Canada (gọi tắt USMCA), được ông Trump ký vào năm 2020 vẫn có hiệu lực, theo đó Mexico và Canada được hưởng mức thuế ưu đãi đối với nhiều sản phẩm bao gồm cả cá ngừ. Do đó, nếu như các cuộc đàm phán với Mexico và Canada thất bại, các sản phẩm cá ngừ của 2 nước này, đặc biệt là Mexico, sang Mỹ bị sụt giảm. Tương tự như vậy, với trường hợp của Trung Quốc, xuất khẩu cá ngừ của nước này sang Mỹ sau khi bị áp thuế bổ sung cũng sẽ bị tác động mạnh. Trước đó, ông Phạm Quang Vinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ đã phân tích rõ, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Mỹ là một vấn đề tương hỗ khách quan trong thương mại giữa các nền kinh tế. Nếu Mỹ hạn chế Trung Quốc thì đương nhiên sẽ phải tăng nhập khẩu từ các nước khác; trong đó, Việt Nam là một quốc gia có lợi thế cạnh tranh.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông lâm thủy sản - Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24' - 17/02/2025
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Thị trường
Xuất khẩu thủy sản còn nhiều thách thức
16:14' - 10/02/2025
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Quảng Ninh
17:08' - 07/02/2025
Ngày 7/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đi thăm, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều hành hệ thống điện vừa đảm bảo đủ điện, vừa vận hành kinh tế nhất
08:12'
Năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tăng trưởng GDP phải đạt trên 8%. Với mức tăng trưởng này, tổng sản lượng điện dự kiến để đáp ứng cho nền kinh tế sẽ tăng khoảng 12,2%.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững
22:43' - 23/02/2025
Phó Thủ tướng lưu ý ưu tiên phát triển các nguồn điện có thời gian xây dựng nhanh để đưa vào sử dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất
21:45' - 23/02/2025
Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sây bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thường trực Chính phủ yêu cầu báo cáo việc đặt hàng doanh nghiệp triển khai các dự án lớn trong Quý II/2025
21:06' - 23/02/2025
Các Bộ, cơ quan chức năng khẩn trương xem xét, xử lý hiệu quả, kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp, thông tin kịp thời kết quả xử lý cho doanh nghiệp; đồng thời gửi kết quả xử lý đến Thủ tướng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu
12:27' - 23/02/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một biểu trưng của sự nỗ lực vượt bậc, đổi mới toàn diện và phát triển không ngừng của nền giáo dục đại học Việt Nam
-
Kinh tế Việt Nam
Tour du lịch Ninh Bình lọt top 10 Trải nghiệm hàng đầu thế giới năm 2025
10:59' - 23/02/2025
Tripadvisor tháng 1/2025 đã công bố top 10 Trải nghiệm hàng đầu thế giới đối với khách du lịch năm 2025. Việt Nam có tour du lịch Ninh Bình lọt vào danh sách này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc
19:53' - 22/02/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38 - 27,83%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường đoàn kết, gia tăng hiệu quả hợp tác, kết nối Việt Nam - Lào - Campuchia trong giai đoạn phát triển mới
19:23' - 22/02/2025
Tại Cuộc gặp, ba Người đứng đầu ba Đảng đã trao đổi về tình hình thế giới và khu vực thời gian gần đây,... đánh giá kết quả và đề ra phương hướng hợp tác giữa ba Đảng, ba nước trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 15-21/2/2025
17:13' - 22/02/2025
Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025; ứng phó xâm nhập mặn... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 15-21/2/2025.