Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Quảng Ninh
Thăm, kiểm tra thực tế hoạt động nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã Thủy sản Trung Nam và Hợp tác xã Làng chài Bái Tử Long, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà biểu dương tinh thần nỗ lực, cố gắng của các hợp tác xã trong việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi), nhanh chóng khôi phục sản xuất.
Đồng thời, Phó Thủ tướng động viên các hợp tác xã chú trọng hơn nữa việc đầu tư chuyển đổi công nghệ nuôi theo hướng hiện đại, bền vững, quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường để có thể kết hợp nuôi trồng với phát triển du lịch.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, để phát triển bền vững ngành nuôi biển trong thời gian tới, bên cạnh sự nỗ lực của các hợp tác xã, doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ về phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải được triển khai hiệu quả hơn. Các bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu, đề xuất đơn giản hóa một số thủ tục hành chính về giao khu vực biển hiện nay; đồng thời, phân cấp mạnh hơn nữa cho chính quyền địa phương, đảm bảo thủ tục giao khu vực biển được thực hiện hiệu quả hơn ở cấp địa phương.Qua đó, tạo điều kiện để tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi trồng thủy sản trên biển đều được giao khu vực biển theo đúng quy định để ổn định sản xuất.
Phó Thủ tướng chỉ đạo, cần khai thác hiệu quả hơn hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã được đầu tư. Các đơn vị phối hợp với các bộ, ngành đề xuất cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, cơ sở dữ liệu về môi trường đối với từng vùng nuôi; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án bảo quản, chế biến sâu. Từ đó, từng bước hình thành chuỗi sản xuất, chế biến đồng bộ trong lĩnh vực thủy sản, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của lĩnh vực này.
Cùng với đó, địa phương tiếp tục tạo điều kiện để chuyển đổi mạnh hơn nữa ngành thủy sản theo hướng giảm đánh bắt, tăng nuôi trồng. Đây cũng là một trong những giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài. Qua đó, đưa ngành nuôi biển thực sự đạt được những bước phát triển bền vững hơn, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Với diện tích nuôi trồng thủy sản trên biển lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Vân Đồn là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Ngay sau bão, tỉnh Quảng Ninh và huyện Vân Đồn đã kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ đối với các trường hợp thiệt hại.
Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ giao biển, tạo điều kiện để các hợp tác xã, doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất. Tính đến thời điểm hiện tại, trên 5.400 ha giàn bè nuôi hàu đã được khôi phục, diện tích xuống giống đạt trên 2.600 ha, tăng so với thời điểm trước bão, khôi phục 6.400 ô lồng, bè nuôi cá.
Tin liên quan
-
Thị trường
Tháng 1, xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm gần 5%
11:07' - 06/02/2025
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ước giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 1/2025 đạt 5,08 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Hàng hoá
Các mặt hàng nông, thủy sản của Tiền Giang rộng đường xuất khẩu
09:42' - 04/02/2025
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi cho biết, trong tháng 1/2025, Tiền Giang đạt kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD, đạt khoảng 8% chỉ tiêu cả năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản với khả năng vươn tới mốc 11 tỷ USD
09:44' - 30/01/2025
Ngành thủy sản Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025, với khả năng vươn tới mốc 11 tỷ USD, đánh dấu bước phục hồi quan trọng sau năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng mạnh trong quý II/2025
10:08'
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh (cũ) trong nửa đầu năm nay đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
09:12'
Sáng 17/7/2025, Phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
08:10'
Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 110 yêu cầu đẩy nhanh sắp xếp bộ máy, xử lý thủ tục đất đai, xóa “lõm sóng”, nâng kỹ năng số và cải cách hành chính phục vụ người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
07:33'
Việc tập trung nguồn lực vào chính quyền 2 cấp giúp nâng cao năng lực điều hành và phục vụ. Các quyết sách có thể đưa ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 2: Thêm động lực phát triển cho các "cực tăng trưởng" mới
06:41'
34 tỉnh thành vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025 không đơn thuần là phép cộng không gian địa lý, mà là sự hợp lực tạo ra dư địa phát triển mới cho các "cực tăng trưởng" mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
06:30'
Việc 34 tỉnh thành trong cả nước vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng và Nhà nước chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49' - 16/07/2025
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40' - 16/07/2025
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi trả giảm phát thải khí nhà kính tại Huế giúp giữ rừng, cải thiện sinh kế
21:16' - 16/07/2025
Sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), thành phố Huế có hơn 205,5 nghìn ha rừng tự nhiên được đưa vào cơ chế ERPA, với tổng số tiền gần 136 tỷ đồng.