Thách thức phát triển thương hiệu khi hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh
Với mức tăng trưởng GDP hiện nay, kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục, thị trường tiêu dùng có sự bứt phá rõ rệt. Đồng thời, hành vi người tiêu dùng thay đổi ngày càng nhanh chóng, đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp trong xây dựng và duy trì mối quan hệ gắn kết bền vững với khách hàng.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội nghị Thương hiệu 2024, với chủ đề “Thương hiệu độc đáo để thành công” do Tạp chí Forbes Việt Nam phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12/12.
Theo các chuyên gia, nếu tận dụng tốt cơ hội từ sự phục hồi kinh tế Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược xây dựng thương hiệu đột phá, tăng trưởng mạnh mẽ và vượt qua thách thức trong bối cảnh thị trường biến đổi không ngừng. Tuy nhiên, để thương hiệu trở thành lựa chọn ưu tiên thì doanh nghiệp phải phát triển bản sắc độc đáo, kết nối sâu sắc với cảm xúc khách hàng và duy trì sự trung thành lâu dài, nhất là học hỏi từ những câu chuyện thực tiễn, cũng như những giải pháp sáng tạo.
Trong thời đại ngày nay, chỉ có sản phẩm chất lượng là chưa đủ, thương hiệu cần xây dựng bản sắc rõ ràng và kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng mới vượt qua những thác thức và cạnh tranh trong cuộc đua sự lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh đó, Gen Z là chìa khóa cho tương lai tiêu dùng, nhưng cũng đòi hỏi sự thấu hiểu rõ tâm lý và hành vi, nhất là công nghệ đang không ngừng tạo ra và làm thay đổi xu hướng tiêu dùng đòi hỏi xây dựng chiến lược tiếp cận hiệu quả. Gen Z – thế hệ tiêu dùng mới, là những người sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2012, hiện chiếm 25% lực lượng lao động và đang trở thành động lực quan trọng trong thị trường tiêu dùng Việt Nam. Với 55% sử dụng TikTok thay vì Facebook như thế hệ trước đó, Gen Z có những thói quen mua sắm và giá trị ưu tiên rất khác biệt. Chính vì vậy, Gen Z vừa là khách hàng tiềm năng, vừa là nhóm người tiêu dùng tạo ra thách thức cho doanh nghiệp trong tiếp cận và phục vụ nhóm khách hàng Gen Z. Dù nhiều doanh nghiệp Việt có bề dày lịch sử lâu năm, cũng đang đối mặt với thách thức phải đổi mới để phát triển lên tầm cao hơn, nhằm chinh phục những nhóm khách hàng tiềm năng và xu hướng thị trường mới. Một số báo cáo nghiên cứu khảo sát thị trường cũng chỉ ra rằng, Gen Z có xu hướng ưa chuộng yếu tố cá nhân hóa, nhân văn, tính linh hoạt và cách cân bằng hưởng thụ cuộc sống. Với thực tế này, Gen Z tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đảm bảo phù hợp cá tính của mình; không sử dụng hàng hóa sản xuất kinh doanh có hành vi vi phạm môi trường; sẵn sàng chi tiêu cho sức khỏe… và mong muốn trải nghiệm tại điểm bán để tận hưởng giá trị kết nối cảm xúc. Bà Nguyễn Cao Ngọc Dung, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu bán lẻ NielsenQ Việt Nam cho biết, trong ngành hàng FMCG (Hàng tiêu dùng nhanh), những thương hiệu lớn phổ biến dẫn đầu đóng góp vào tăng trưởng, đồng thời có sự trở mình vượt khó của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việt Nam vẫn đang là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn doanh nghiệp ngoại, cũng như là một thị trường có nhóm người tiêu dùng tiềm năng. NielsenQ cũng chú trọng vấn đề tài chính tiêu dùng trong những báo cáo nghiên cứu khảo sát thường xuyên về người tiêu dùng. Và báo cáo gần đây nhất cho thấy, tài chính tiêu dùng khả quan hơn. Người tiêu dùng hiện nay quan tâm nhất đến vấn đề tăng giá thực phẩm vì kéo theo chi tiêu sinh hoạt phí gia đình, bên cạnh chi phí thụ động không thể không chi trả trong đời sống hàng ngày. Mặt khác, người tiêu dùng cẩn trọng quản lý chi tiêu theo xu hướng cắt giảm chi phí ăn uống bên ngoài, giải trí tại nhà và những nhu cầu không thiết yếu khác. Điều này cho thấy, người tiêu dùng ngày càng thông minh và tỉnh táo trong kiểm soát chi tiêu. Dù vậy, người tiêu dùng cũng có xu hướng chi mạnh khi sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu. Ở góc độ doanh nghiệp, ông Bùi Hoàng Sang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sữa quốc tế LOF chia sẻ, khi phát triển thương hiệu cần tập trung vào nhóm khách hàn tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thương hiệu muốn thành công phải phục vụ từng nhóm khách hàng cụ thể, từ đó “đọc” được thị hiếu tiêu dùng từng nhóm khách hàng tiềm năng và tạo ra sự khác biệt để chinh phục họ. Khi phát triển và tái cấu trúc từ một công ty sữa Việt Nam thành công ty F&B (công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống), với định hướng tầm nhìn phục vụ người tiêu dùng từ lúc sinh ra đến lúc mất đi, từ lúc thức dậy đến lúc đi ngủ. Do đó, trong thời gian tới Công ty cổ phần Sữa quốc tế LOF sẽ mở rộng ngành nghề, lĩnh vực nhằm đa dạng dòng sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, chinh phục thị trường quốc tế không nhất thiết phải là xuất khẩu, mà khi bước vào thị trường nào đó thì cần thiết lập hệ thống phân phối và tiếp thị. Hơn thế nữa là tiến đến mở nhà máy sản xuất kinh doanh tại nước sở tại, đẩy mạnh phát triển thị trường để chinh phục người tiêu dùng nội địa. Tại hội nghị, Ban tổ chức cũng thực hiện vinh danh “25 Thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024”, trong đó, có một số thương hiệu đáng chú ý như PVOIL, Fahasa, Nhựa Bình Minh, HD Bank, LOF…/.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 9%
11:54'
Các bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, không để xảy ra tình trang thiếu hàng, sốt giá...
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ nông sản, kích cầu tiêu dùng nội địa
21:46' - 09/12/2024
Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Thanh Oai; "Lễ hội mua sắm 2024" tại huyện Sóc Sơn và sự kiện "Tháng khuyến mại 2024".
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội sẽ tổ chức chuỗi sự kiện kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng
14:36' - 06/12/2024
Với mục đích đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức chuỗi sự kiện quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khiển trách Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk
20:27'
Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định thi hành kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nội vụ bác thông tin không chính xác về chế độ, chính sách khi tinh gọn bộ máy
20:20'
Trước những thông tin lan truyền về nội dung đề xuất chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức trong tin gọn bộ máy, ngày 12/12, Bộ Nội vụ đã có thông tin chính thức về vấn đề này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng bổ nhiệm 4 nhân sự Bộ Quốc phòng
20:02'
Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN và PC1 ký hợp đồng xây dựng cáp ngầm biển cấp điện cho huyện Côn Đảo
18:41'
Ngày 12/12, tại Hà Nội, EVN và Liên danh PC1 – PECC4 đã ký hợp đồng xây dựng cáp ngầm biển cấp điện cho huyện Côn Đảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44
18:34'
Trong khuôn khổ Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44 diễn ra tại Hà Nội, ngày 12/12 đã ký kết Nghị định thư Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án điện năng lượng tái tạo
18:21'
Chiều 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 02/NQ-CP: Bộ Công Thương chủ động chống lẩn tránh phòng vệ thương mại
18:19'
Năm 2024, Bộ Công Thương đã chủ động chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là gian lận xuất xứ hàng hóa, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào để Việt Nam có thể tăng trưởng 2 con số?
18:01'
Ngày 12/12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 “Động lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới”, đã thảo luận chính sách góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, tạo động lực để Việt Nam có thể tăng trưởng 2 con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút FDI hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
17:25'
Tính đến 30/11, các dự án đầu tư nước ngoài ước tính đã giải ngân được khoảng khoảng 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.