Thái Lan dự báo sẽ bước vào chu kỳ tăng lãi suất cơ bản
Trong khi Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của BoT quyết định giữ ổn định lãi suất tại cuộc họp vào tuần trước, duy trì lãi suất cơ bản ở mức 0,5% kể từ tháng 5/2020, cơ quan này cũng gợi ý về khả năng tăng lãi suất trong tương lai.
Lạm phát toàn phần sẽ tăng và duy trì trong thời gian dài hơn so với ước tính trước đó, dựa trên sự gia tăng của giá dầu và chi phí cao hơn.
MPC có kế hoạch đánh giá thời điểm thích hợp để dần dần bình thường hóa chính sách phù hợp với sự thay đổi về triển vọng và những rủi ro xung quanh tăng trưởng và lạm phát.
Trung tâm Thông tin Kinh tế (EIC) thuộc Ngân hàng thương mại Siam (SCB) dự báo MPC sẽ tăng lãi suất cơ bản lên 0,75% trong quý III năm nay, do lạm phát tăng nhanh và sự phục hồi kinh tế. Trong khi đó, Trưởng Đơn vị Chiến lược Kinh tế Tisco thuộc Tập đoàn tài chính Tisco, ông Thammarat Kittisiripat, cho rằng MPC sẽ nâng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 10/8.Ông Thammarat dự báo MPC sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại mỗi cuộc họp trong số ba cuộc họp còn lại trong năm nay vào tháng 8, tháng 9 và tháng 11. Những đợt tăng đó sẽ đưa lãi suất cơ bản lên 1,25% vào cuối năm 2022.
Nếu việc tăng lãi suất là không thể tránh khỏi, khối doanh nghiệp ở Thái Lan đề nghị tăng từ từ để tránh tác động tiêu cực cho các doanh nghiệp vốn đang gặp khó khăn. Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) cho rằng việc tăng lãi suất cơ bản của BoT là khó tránh khỏi, nhưng đề nghị các nhà chức trách thận trọng để tránh gây ra tác động mới đến các doanh nghiệp. Chủ tịch FTI Kriengkrai Thiennukul nhận xét với mức lạm phát tăng vọt lên 7% vào tháng Năm, các nhà chức trách dự kiến sẽ hành động khi người dân phải đối mặt với chi phí sinh hoạt cao hơn trong khi thu nhập của họ không thay đổi.FTI muốn Chính phủ tăng lãi suất dần dần, bắt đầu bằng mức tăng 0,25%, bởi vì không cần thiết phải làm theo Mỹ trong việc áp dụng một mức tăng nhanh chóng.
Theo ông Kriengkrai, tốt hơn là nên tăng lãi suất từ từ vì khu vực kinh doanh không thể đối phó với sự gia tăng đáng kể. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phải chịu gánh nặng vì họ vẫn chưa phục hồi sau tác động của COVID-19. Việc tăng lãi suất cơ bản nên diễn ra trong khoảng từ quý III đến quý IV năm nay vì nhiều du khách nước ngoài dự kiến sẽ đến thăm Thái Lan trong thời gian đó. Chính phủ Thái Lan dự kiến sẽ có 1 triệu lượt du khách nước ngoài đến nước này mỗi tháng, với tổng số đạt 6 triệu lượt trong hai quý cuối năm, giúp thúc đẩy nền kinh tế. Ông Kriengkrai nhận định việc phục hồi ngành du lịch sẽ giúp các doanh nghiệp đối phó với chi phí tài chính cao hơn, sau khi lãi suất cơ bản tăng lên. Ngoài ra, các nhà chức trách cũng nên thực hiện những biện pháp kinh tế để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi lãi suất tăng. Các chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ phải tiếp tục giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại, trong khi cũng cần có các biện pháp cho phép doanh nghiệp đối phó với khả năng tăng lương tối thiểu. Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan (TCC) Sanan Angubolkul cho rằng Thái Lan không nên tăng lãi suất cơ bản trong giai đoạn khó khăn này, vì bất kỳ sự gia tăng nào sẽ dẫn đến chi phí tài chính cao hơn cho khu vực kinh doanh và ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của đất nước, vốn vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Ông Sanan dự báo lạm phát của Thái Lan có khả năng tiếp tục tăng, do giá năng lượng khó có thể giảm sớm. Trong cuộc họp tuần trước, MPC cũng đã điều chỉnh tăng đánh giá về tỷ lệ lạm phát toàn phần năm 2022 từ 4,9% lên 6,2% và dự báo lạm phát sẽ đạt đỉnh trong quý III năm nay. Ủy ban này dự kiến lạm phát toàn phần sẽ giảm xuống 2,5% vào năm 2023. Văn phòng Chính sách và Chiến lược Thương mại (TPSO) hôm 6/6 cho biết, lạm phát toàn phần của Thái Lan trong tháng 5/2022 đã tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng tốc từ mức 4,7% trong tháng 4/2022. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 13 năm qua, chủ yếu là do giá năng lượng và thực phẩm tăng. Trong 5 tháng đầu năm 2022, lạm phát toàn phần ở Thái Lan tăng 5,19% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó lạm phát cơ bản tăng 1,72%./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Nhật Bản: Những dự báo xung quanh chính sách tiền tệ trong tương lai của BoJ
21:25' - 13/06/2022
Quyết định về việc ai sẽ là Thống đốc tiếp theo của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể sẽ tập trung vào hai nhà lãnh đạo có cách tiếp cận chính sách khác nhau.
-
Ngân hàng
Đồng rupiah của Indonesia mất giá trước áp lực lạm phát toàn cầu
17:59' - 13/06/2022
Ngày 13/6, tỷ giá đồng rupiah ở mức 14.649 rupiah/USD, giảm 0,66% so với phiên giao dịch trước đó. Đồng rupiah mất giá không nằm ngoài xu thế tình hình tài chính toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Thêm quy định về bảo mật cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến
09:52' - 01/12/2024
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách xã hội giúp nhiều gia đình thoát nghèo
08:20' - 01/12/2024
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều gia đình đã vượt khó vươn lên, cải thiện cuộc sống.
-
Ngân hàng
ABBANK khởi động dự án Triển khai Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội
09:33' - 30/11/2024
Đây là một phần trong mục tiêu của ABBANK nhằm thúc đẩy tài chính xanh, phát triển bền vững, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội của ngân hàng và các khách hàng doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
Đồng yen hướng đến tuần tăng mạnh nhất trong 4 tháng
16:13' - 29/11/2024
Trong phiên giao dịch chiều 29/11, đồng yen hướng đến tuần tăng mạnh nhất trong 4 tháng khi số liệu về lạm phát củng cố đồn đoán Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tăng lãi suất.
-
Ngân hàng
Đồng USD hướng đến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng Tám
16:13' - 29/11/2024
Đồng USD đang hướng đến tuần giảm giá mạnh nhất trong ba tháng qua, khi các nhà đầu tư bắt đầu xem xét lại triển vọng thương mại dưới thời của ông Donald Trump.
-
Ngân hàng
Agribank đẩy mạnh các gói ưu đãi kích cầu tín dụng cuối năm
15:49' - 29/11/2024
Agribank cam kết tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; triển khai quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 29/11: Giá USD tiếp tục giảm mạnh
08:50' - 29/11/2024
Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank ở mức 25.160 - 25.463 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 15 đồng ở chiều mua vào và giảm 21 đồng ở chiều bán ra so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Đồng euro và yen kìm hãm đà phục hồi của đồng USD
14:40' - 28/11/2024
Phiên 28/11, đà phục hồi của đồng USD trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn đã bị chặn sau khi đồng euro giữ vững mức tăng mạnh nhất bốn tháng còn đồng yen cũng hướng đến tuần tăng mạnh nhất ba tháng.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc hạ lãi suất lần thứ hai liên tiếp
13:34' - 28/11/2024
Tại cuộc họp ở thủ đô Seoul, Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoK đã quyết định giảm lãi suất cơ bản ở mức 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3%.