Thái Lan "nghiên cứu thêm" việc tham gia CPTPP
Ủy ban hỗn hợp thường trực về thương mại, công nghiệp và ngân hàng (JSCCIB) của Thái Lan vào tháng tới sẽ bắt đầu một nghiên cứu mới về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong một nỗ lực nhằm tiếp tục kêu gọi chính phủ tham gia hiệp định thương mại tự do này vào năm 2021.
Theo Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI), nhóm này đang lên kế hoạch thuê một công ty tư vấn để đánh giá "sâu sắc nhất" những ưu và nhược điểm của thỏa thuận vốn được cho là sẽ giúp thúc đẩy thương mại quốc tế này. Điều này có thể giúp Thái Lan xử lý hậu quả từ đại dịch COVID-19.
Truyền thông sở tại ngày 10/8 dẫn lời Chủ tịch FTI Supant Mongkolsuthree nhận định CPTPP là một cơ hội để Thái Lan xuất khẩu hàng hóa tới các thị trường mới. Ông Supant nói rằng JSCCIB sẽ cung cấp những kết luận của nghiên cứu để chính phủ có thể tái cân nhắc liệu có tham gia đàm phán CPTPP hay không. Thái Lan đã không tham gia các cuộc thảo luận khi các thành viên CPTPP họp hồi đầu tháng này.
Tháng trước, Nội các Thái Lan đã đồng ý nêu vấn đề tham gia CPTPP trong một cuộc tranh luận tại Quốc hội, giữa lúc có những lo ngại rộng rãi về tác động tiêu cực tiềm tàng của CPTPP đối với ngành nông nghiệp do các thành viên được yêu cầu giảm thuế nhập khẩu đối với nông sản.
Theo Vụ Đàm phán Thương mại thuộc Bộ Thương mại, Nội các Thái Lan cũng nhất trí thành lập một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu chi phí và lợi ích của CPTPP.
Ông Supant thừa nhận những lo ngại của những người phản đối cho rằng CPTPP có thể “giết chết các doanh nghiệp địa phương khi các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào Thái Lan”. Những lo ngại như vậy là lý do tại sao FTI muốn chính phủ thảo luận những vấn đề gây tranh cãi với các thành viên CPTPP nhằm có thêm thông tin và cập nhật về hiệp định.
Tháng 6/2020, Hạ viện Thái Lan đã thống nhất thành lập một ủy ban đặc biệt gồm 49 thành viên từ nhiều đảng phái chính trị của Thái Lan để nghiên cứu về các chi phí và lợi ích của CPTPP.
Theo kế hoạch ban đầu, ủy ban này có 30 ngày để hoàn thành các nghiên cứu của mình với 3 tiểu ban được thành lập để nghiên cứu về những tác động của CPTPP trên các lĩnh vực như giống cây trồng, y tế công cộng và y học, thương mại và đầu tư.
Tuy nhiên, ủy ban này đã nói rằng họ cần thêm ít nhất 60 ngày nữa cho tới tháng 9/2020 để nghiên cứu chi tiết về CPTPP.
Bộ Thương mại liên tục cảnh báo rằng Thái Lan có thể để lỡ con tàu kinh tế nếu không nhanh chóng tham gia hiệp định. Một quan chức cao cấp thương mại đã nhận xét nếu Thái Lan không tham gia CPTPP, nước này sẽ đánh mất cơ hội và sẽ bị các nước láng giềng là thành viên CPTPP bỏ qua.
Tuy nhiên, liên quan đến tác động của TPTPP, cũng có dư luận cho rằng Thái Lan không nên vội vã gia nhập hiệp định này. Trên thực tế, lập trường “không vội” của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã giảm sức ép lên các bên liên quan.
Các mạng lưới dân sự do FTA Watch và BioThai lãnh đạo đã thực hiện một loạt các chiến dịch phản đối CPTPP, một hiệp định thương mại mà họ nói rằng sẽ đặt khu vực nông nghiệp, các ngành dược phẩm và y tế vào thế bất lợi lớn. Lo ngại lớn nhất là những điều khoản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV119).
Những điều khoản này được cho là cấm nông dân thu hoạch và tái sử dụng những hạt giống có chứa những nguyên liệu thực vật có bằng sáng chế. Tuy nhiên, Vụ Đàm phán Thương mại không đồng ý với cáo buộc đó, khẳng định rằng nông dân vẫn có quyền tích trữ hạt giống, nhưng chỉ được dùng cho các mục đích phi thương mại.
Những người phản đối cũng cảnh báo rằng nếu Thái Lan tham gia CPTPP, các cơ chế bảo vệ người tiêu dùng của nước này sẽ bị suy yếu, đặc biệt liên quan đến những sản phẩm tiềm ẩn rủi ro như thực phẩm biến đổi gen.
Khi tham gia CPTPP, Thái Lan sẽ phải mở cửa cho những sản phẩm biến đối gen như đã được chỉ ra bởi những điều khoản về buôn bán các sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại.
Hơn nữa, CPTPP đã gây ra sự chia rẽ giữa các cơ quan nhà nước. Trong khi Vụ Đàm phán Thương mại là bên ủng hộ chính, các quan chức tại Bộ Y tế đã phản đối động thái đó. Đầu năm nay, Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul đã nói rõ rằng ông và các quan chức Bộ Y tế phản đối hiệp định.
CPTPP là một hiệp định thương mại tự do mới được thành lập của 11 quốc gia khu vực vành đai Thái Bình Dương, nhưng không có Mỹ và Trung Quốc. Hiệp định này có hiệu lực tháng 12/2018, với các thành viên bao gồm Nhật Bản, Australia, Canada, New Zealand, Mexico, Singapore, Vietnam, Chile, Peru, Brunei và Malaysia./.
- Từ khóa :
- thái lan
- hiệp định cptpp
- thái lan tham gia cptpp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định CPTPP
18:45' - 06/08/2020
Việt Nam khẳng định sẽ đồng hành với các nước thành viên CPTPP ủng hộ tự do hóa thương mại và hệ thống thương mại đa biên.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước CPTPP nhất trí thúc đẩy nền kinh tế số trong giai đoạn dịch COVID-19
18:13' - 06/08/2020
Các nước thành viên CPTPP cho rằng, trong tình hình hiện nay, điều quan trọng hơn cả là ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ và củng cố một hệ thống thương mại mở cửa
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thay đổi quan điểm khi Trung Quốc quan tâm tới CPTPP?
06:00' - 13/07/2020
Trung Quốc đang bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
DN cần biết
Để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những cam kết trong Hiệp định CPTPP
21:25' - 09/07/2020
Tại hội nghị, bà Nguyễn Sơn Trà, Phó Trưởng phòng WTO và Đàm phán thương mại (Bộ Công Thương) đã thông tin cho các doanh nghiệp về cam kết thuế nhập khẩu của các nước CPTPP.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan tiếp tục trì hoãn tham gia CPTPP
05:30' - 08/07/2020
Thái Lan vừa quyết định kéo dài thời gian nghiên cứu tác động của CPTPP thêm 60 ngày tới tháng 9/2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.