Thái Lan sẽ "bơm" thêm 29,5 tỷ USD thúc đẩy kinh tế phục hồi nhanh
Phát biểu bên lề Diễn đàn Quốc tế 2021 do tờ Bangkok Post tổ chức hôm 2/12, ông Arkhom nói rằng khoảng 600 tỷ baht sẽ được rút từ các quỹ đầu tư của nhà nước trong năm tài khóa 2022, trong khi khoảng 300 tỷ baht sẽ được lấy từ quỹ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.
Chính phủ cũng còn lại 250 tỷ baht từ khoản 500 tỷ baht mà họ đã vay theo sắc lệnh vay khẩn cấp lần thứ hai để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với nền kinh tế.
Theo ông Arkhom, Chính phủ Thái Lan sẽ đẩy nhanh việc giải ngân vào năm tới. Chính phủ đang cố gắng duy trì sự cân bằng giữa việc giữ cho nền kinh tế vận hành và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong bài phát biểu tại diễn đàn, ông Arkhom cho biết nền kinh tế đang được cải thiện khi tình hình COVID-19 ở Thái Lan tiếp tục giảm bớt. Tuy nhiên, vẫn còn những bất ổn sau sự xuất hiện của biến thể Omicron và Thái Lan phải lạc quan một cách thận trọng. Ông Arkhom nói rằng Chính phủ đang cố gắng hết sức để phục hồi nền kinh tế và chuẩn bị cho một thế giới hậu COVID-19. Năm ngoái, kinh tế Thái Lan đã giảm 6,1%, lần suy giảm đầu tiên trong 11 năm kể từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ vào năm 2009. Năm nay, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, với GDP chỉ giảm 0,3% trong quý III/2021, thấp hơn dự kiến. Bộ trưởng Arkhom nói thêm nền kinh tế Thái Lan đã được hỗ trợ bởi xuất khẩu và các biện pháp của chính phủ nhằm thúc đẩy sức mua của người dân và giảm chi phí sinh hoạt vốn đang tăng lên. Ông Arkhom hy vọng nền kinh tế sẽ phục hồi và cho thấy mức tăng trưởng tích cực trong quý IV năm nay, khi tình hình COVID-19 ở Thái Lan tiếp tục giảm bớt với việc tiêm chủng đang có những tiến bộ đáng kể. Điều này cho phép Chính phủ nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh và mở cửa trở lại đất nước vào ngày 1/11. Bộ trưởng Arkhom cho biết Bộ Tài chính dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng 1% trong năm nay.Năm tới, kinh tế Thái Lan dự kiến sẽ khởi sắc, tăng trưởng tới 4% nhờ lượng khách du lịch nước ngoài ngày càng tăng, các ca mắc mới COVID-19 giảm dần và việc mở cửa trở lại đất nước. Ngoài ra, xuất khẩu có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng và sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trong năm tới.
Tuy nhiên, có một số rủi ro cần được theo dõi chặt chẽ, như giá dầu thô biến động và rủi ro do biến thể Omicron gây ra. Ông Arkhom nhận xét Thái Lan đã học được cách kiểm soát dịch COVID-19 từ kinh nghiệm trước đây và đất nước sẽ có thể giảm thiểu tác động của biến thể virus mới. Theo Bộ trưởng Arkhom, để đảm bảo nền kinh tế Thái Lan có thể phục hồi nhanh chóng, trọng tâm chính phải là thúc đẩy tăng trưởng bao trùm. Chính phủ cũng đang chuẩn bị tái cơ cấu nền kinh tế để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Thái Lan trên thị trường toàn cầu, tập trung vào tăng trưởng bền vững và thân thiện với môi trường. Các cách tiếp cận của Chính phủ đối với tái cơ cấu nền kinh tế bao gồm thúc đẩy các nguyên tắc kinh tế sinh học-tuần hoàn-xanh (BCG), tăng tốc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế số và thị trường vốn. Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) để đảm bảo các chính sách tiền tệ và tài khóa được đồng bộ, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phục hồi kinh tế nhanh chóng. Các chính sách kinh tế thích ứng là cần thiết để đảm bảo sự phục hồi mạnh mẽ./.Tin liên quan
-
Công nghệ
Doanh thu từ công nghệ 5G của Thái Lan sẽ đạt 41 tỷ USD vào năm 2030
22:01' - 03/12/2021
Tập đoàn viễn thông Ericsson của Thụy Điển nhận định doanh thu từ công nghệ 5G của Thái Lan sẽ đạt 41 tỷ USD vào năm 2030.
-
Hàng hoá
Thái Lan chi hơn 4 tỷ USD cho chương trình đảm bảo giá lúa gạo
07:42' - 02/12/2021
Nội các Thái Lan đã dành hơn 140 tỷ baht (hơn 4 tỷ USD) cho chương trình đảm bảo giá lúa gạo trong tài khóa 2021-2022.
-
Công nghệ
Thái Lan mua siêu máy tính hiệu quả nhất Đông Nam Á
14:15' - 01/12/2021
Siêu máy tính này sẽ củng cố vị thế của Thái Lan trong lĩnh vực tính toán năng suất cao (HPC) và khả năng nghiên cứu ở ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39'
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18'
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,