Thái Lan thúc đẩy để ký kết các FTA trong năm 2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Napintorn Srisunpang mới đây cho biết bộ này đang thúc đẩy đàm phán để ký kết thêm các hiệp định thương mại tự do (FTA) vào năm 2024.
Ông Napintorn nêu rõ Bộ Thương mại sẽ đẩy nhanh việc hoàn tất một thỏa thuận và hướng tới ký kết thêm hai thỏa thuận nữa vào năm 2025. Bộ này sẽ sớm bắt đầu đàm phán về hai FTA song phương mới với Hàn Quốc và Bhutan.
Trong năm 2023, Bộ Thương mại đã chủ yếu tập trung vào thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế lạm phát và quản lý giá cả; việc đàm phán và ký kết các FTA bị đình trệ do ảnh hưởng của cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 5 và việc chính phủ mới chậm được thành lập.
Trong vòng 3 tháng sau khi chính phủ mới lên nắm quyền vào tháng 9, Bộ trưởng Thương mại Phumtham Wechayachai đã công bố các chính sách nhằm giảm chi phí sinh hoạt và thúc đẩy quan hệ với các đối tác thương mại, đặc biệt là Trung Quốc.
Tuy nhiên, điểm nổi bật là việc điều chỉnh giá đường. Mục tiêu của bộ này trong năm 2024 là bình ổn giá hàng hóa trong cả năm, nhằm mục đích giảm chi phí sinh hoạt thêm khoảng 30 tỷ baht (850 triệu USD), đồng thời tạo ra thêm của cải cho nền kinh tế trị giá khoảng 150 tỷ baht (4,3 tỷ USD).
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại cố gắng để đạt được mục tiêu tăng giá trị xuất khẩu 2%, việc đảm bảo giá cả hợp lý cho người tiêu dùng và nhà sản xuất vẫn là những nhiệm vụ trọng tâm.
Ông Napintorn cho biết do tầm quan trọng của xuất khẩu trong việc thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan, những nỗ lực hợp tác với khu vực tư nhân để thúc đẩy xuất khẩu và giảm bớt rào cản thương mại là rất quan trọng. Một trong những công cụ quan trọng trong bối cảnh có nhiều rủi ro bên ngoài là việc đàm phán các FTA.
Đây được coi là chính sách then chốt của chính phủ do Thủ tướng Srettha Thavisin lãnh đạo. Ông Srettha đã nhiều lần nhấn mạnh về sự tham gia hạn chế của Thái Lan trong các cuộc đàm phán FTA, khiến nước này tụt hậu đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, vấn đề này sẽ là một trong những trọng tâm chính của chính phủ trong quan hệ với các quốc gia khác.
Hiện tại, Thái Lan đã ký kết 14 FTA cả song phương và đa phương – với 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 9 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Vụ Đàm phán thương mại thuộc Bộ Thương mại hiện đang nỗ lực đẩy nhanh đàm phán FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu của Thái Lan, đặc biệt là với các đối tác thương mại lớn mà Thái Lan chưa có FTA.
Ông Napintorn nhấn mạnh mục đích của hoạt động này là nâng cao và cải thiện các hiệp định hiện có, khởi động các cuộc đàm phán mới, đồng thời tận dụng lợi ích từ các FTA hiện có đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan, cũng như tạo cơ hội cho các doanh nhân của nước này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Australia và UAE sắp đàm phán hiệp định thương mại
07:49' - 13/12/2023
Chính phủ Australia sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán với Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) về một hiệp định thương mại (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện) vào năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
EU: Việt Nam là “minh chứng sống động” cho thành công của Hiệp định EVFTA
09:02' - 02/12/2023
Những thành công của Việt Nam đã khích lệ nhiều nước khác trong ASEAN tiến hành thảo luận với EU về khả năng đàm phán FTA song phương để thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư của EU với khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hiệp định khung kinh tế kỹ thuật số sẽ mang lại 2.000 tỷ USD cho ASEAN
18:22' - 01/12/2023
DEFA tiên tiến và hướng tới tương lai sẽ thúc đẩy sự năng động và khả năng cạnh tranh của khu vực và dự kiến gia tăng 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế kỹ thuật số ASEAN vào năm 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.