EU: Việt Nam là “minh chứng sống động” cho thành công của Hiệp định EVFTA
Liên minh châu Âu (EU) coi việc Việt Nam vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng đầu của khối này trong ASEAN là một “minh chứng sống động” cho thành công của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) kiêm Cao ủy Thương mại EU Valdis Dombrovskis tại Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban thương mại EVFTA diễn ra sáng 1/12 tại thủ đô Brussels của Bỉ.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phiên họp được tiến hành dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên và ông Valdis Dombrovskis. Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp có đại diện của các bộ Công Thương, Ngoại giao, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công an và Y tế. Tại phiên họp, hai bên đã rà soát toàn diện tình hình thực thi Hiệp định trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại hàng hóa, các biện pháp kiểm dịch động, thực vật, thương mại và phát triển bền vững… cũng như thảo luận về định hướng xử lý, hợp tác triển khai đối với các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Đây là phiên họp trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, sau các lần họp trực tuyến trước đó do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.EVFTA là một trong những hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đầu tiên của Việt Nam và cũng là hiệp định FTA thế hệ mới đầu tiên mà EU ký với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nên được cả hai bên rất quan tâm trong quá trình thực thi.
Ngoài ra, mốc 3 năm lại là giai đoạn đặc biệt quan trọng, vì phần lớn các nghĩa vụ đều được thực thi trong giai đoạn này.
Trong suốt thời gian qua, EU đánh giá cao việc Việt Nam đã thực thi nghiêm túc nhiều nghĩa vụ mới, đặc biệt là trong việc thành lập Nhóm tư vấn trong nước (DAG) về phát triển bền vững, ban hành Bộ luật Lao động sửa đổi, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi…
Những thành công của Việt Nam cũng đã khích lệ nhiều nước khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiến hành thảo luận với EU về khả năng đàm phán FTA song phương để thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư của EU với khu vực.
Tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis dẫn số liệu của EU cho biết xuất khẩu của Việt Nam sang EU đang cao hơn 4 lần xuất khẩu của EU sang Việt Nam.Vì thế, ông Dombrovskis đề nghị Việt Nam tiếp tục các nỗ lực nhằm tạo sự cân bằng thương mại giữa hai bên, thông qua việc chú trọng các lĩnh vực lao động - công đoàn, dược phẩm, đăng kiểm ô tô nhập khẩu từ EU và phê duyệt nông sản nhập khẩu từ EU...
Về phần mình, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh tiến trình thực thi thành công Hiệp định EVFTA trong 3 năm đầu tiên. Bộ trưởng cho rằng, trong thời gian tới, nếu Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) được phía EU phê chuẩn thì chắc chắn quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Việt Nam khẳng định sẽ thực thi nghiêm túc các cam kết trong EVFTA, đặc biệt trong các lĩnh vực EU quan tâm.Bên cạnh các nội dung song phương, hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề đa phương như hợp tác khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và công tác chuẩn bị cho Hội nghị bộ trưởng WTO lần thứ 13 (MC13), dự kiến diễn ra tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào tháng 2/2024.
Theo thứ tự luân phiên, trong năm 2024, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức phiên họp Ủy ban thương mại lần thứ tư và các phiên họp của các Ủy ban chuyên môn liên quan của Hiệp định EVFTA. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Brussels, bà Mariella Cantagalli, chuyên viên cao cấp Tổng vụ thương mại EC, đánh giá cuộc họp đã diễn ra mang tính xây dựng và một lần nữa là minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa EU và Việt Nam. Theo bà, hiệp định EVFTA rất tích cực đối với cả hai bên và đây là hiệp định có đầy đủ khả năng thúc đẩy trao đổi thương mại giữa 27 quốc gia EU và các doanh nghiệp châu Âu với các doanh nghiệp Việt Nam. Sau 3 năm thực thi EVFTA, theo số liệu của EU, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sáng EU đã tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong số các nước ASESAN.Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, các mặt hàng nông nghiệp như gạo, hạt điều, hạt tiêu, cao su có mức tăng nhiều nhất. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu của EU sang Việt Nam cũng tăng hơn 40%, chủ yếu là các mặt hàng như máy móc, phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh kẹo…
- Từ khóa :
- eu
- việt nam
- Hiệp định EVFTA
- EVFTA
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
3 năm EVFTA: Thời gian chưa đủ để thay đổi cơ cấu sản xuất - xuất khẩu
11:50' - 27/10/2023
Dù phải đối mặt với không ít khó khăn và hệ lụy tiêu cực về kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, Việt Nam vẫn có những nỗ lực khá sôi động và toàn diện để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
-
DN cần biết
Chuyên gia Đức chỉ ra những hạn chế trong việc thực thi EVFTA
16:48' - 25/08/2023
Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường EU phải tận dụng tốt sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế và các hiệp hội ngành nghề.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhìn lại 3 năm hàng Việt Nam vào Pháp bằng EVFTA
08:00' - 16/08/2023
Những lợi ích thiết thực từ việc cắt giảm thuế quan đã đóng góp phần đặc biệt quan trọng duy trì đà xuất khẩu và phục hồi xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong và sau giai đoạn dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Ba năm EVFTA: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với các nước Bắc Âu
16:44' - 11/08/2023
Nhờ những ưu đãi theo EVFTA, Việt Nam nổi lên như một điểm chuyển dịch hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong Liên minh châu Âu (EU) nói chung và ở Bắc Âu nói riêng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này