Tháng 4, xuất khẩu nông, lâm thủy sản giảm gần 17%
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng năm 2020 ước đạt gần 21,1 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ; nhập khẩu khoảng 9,17 tỷ USD, giảm 5,2%. Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt gần 2,8 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,9 tỷ USD, giảm 16,9% so với tháng 4/2019; trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt gần 1,47 tỷ USD, giảm 14,7%; lâm sản chính khoảng 683 triệu USD, giảm 24%; thủy sản đạt 563 triệu USD, giảm 10,8% và chăn nuôi đạt 41 triệu USD, giảm 27,7%…
Tính chung 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2019. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm kim ngạch, trừ cà phê, hạt điều, rau, gỗ và sản phẩm gỗ, quế, mây tre,..
Cụ thể, giá trị xuất khẩu cà phê đạt 1,1 tỷ USD, tăng 1,5%; hạt điều đạt 948 triệu USD, tăng 4,2%; rau đạt 203 triệu USD, tăng 5,0%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,22 tỷ USD, tăng 3,5%; mây, tre, cói thảm đạt 162 triệu USD, tăng 11,8%.
Bên cạnh những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng, nhiều mặt hàng vẫn duy trì sự giảm mạnh từ đầu năm như: cao su đạt 383 triệu USD, giảm 31,1%; chè đạt 53 triệu USD, giảm 14,1%; hồ tiêu đạt 249 triệu USD, giảm 12%; cá tra đạt 420 triệu USD, giảm 31,9%; tôm đạt 748 triệu USD, giảm 11,8%…
Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,8 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ và chiếm 23,4% thị phần. Tiếp đến là Hoa Kỳ ước đạt 2,78 tỷ USD, giảm gần 14% so với cùng kỳ và chiếm trên 23% thị phần. Thị trường EU ước đạt 1,3 tỷ USD, giảm gần 2% và chiếm gần 11% thị phần.
Tuy nhiên, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang một số thị trường vẫn có sự tăng trưởng nhẹ như: Nhật Bản đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng gần 3%, chiếm 9% thị phần. Các nước ASEAN đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng trên 7% và chiếm gần 11% thị phần.
Trước tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, các cơ quan, doanh nghiệp theo dõi sát sao diễn biến giá cả, cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu trong nước như: lúa gạo, thịt lợn, rau quả, thủy sản, đường, muối để cân đối cung cầu, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và duy trì xuất khẩu nông sản. Hai Bộ cũng nâng cao chất lượng dự báo thị trường và kịp thời thông tin tới các địa phương, doanh nghiệp để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.
Các đơn vị chức năng thường xuyên cập nhật diễn biến, tình hình tại các thị trường trọng điểm bị ảnh hưởng bởi dịch, kịp thời tham mưu, báo cáo, đề xuất với lãnh đạo Bộ các giải pháp ứng phó, đặc biệt là tình hình xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc. Bên cạnh đó, các ngành chức năng làm việc với phía bạn để xác định cụ thể các biện pháp bảo đảm thông quan hàng hóa, kiểm soát tốt dịch bệnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng các phương án, kịch bản xuất khẩu nông sản đáp ứng nhu cầu tăng cao khi Trung Quốc hết dịch.
Bộ cũng tập trung giải quyết các rào cản kỹ thuật, đàm phán mở rộng thị trường (mở rộng công nhận vùng sản xuất, loại sản phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu) sang các nước EU, Liên minh kinh tế Á – Âu, Hoa Kỳ, Brazil… và xuất khẩu thủy sản sang thị trường Ả Rập Xê Út. Đồng thời, xây dựng chương trình đoàn công tác Bộ làm việc tại Trung Quốc, Liên bang Nga, Nhật Bản, Australia.
Để thúc đẩy giao thương với Trung Quốc trong tình hình dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đề nghị các cửa khẩu cần đánh giá lại từng thế mạnh với các loại nông sản để chỉ đạo, điều hành luồng đi một cách khoa học, hợp lý.
Về phía ngành, ngành tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất chuỗi, tăng cường chế biến để phục vụ đắc lực cho thương mại hiện đại. Bởi làm được điều này sẽ không chỉ thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mà bất kỳ thị trường nào.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước đạt 9,17 tỷ USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoại trừ các mặt hàng dầu mỡ động thực vật, lúa mì, cao su và chăn nuôi có giá trị nhập khẩu tăng, các mặt hàng khác như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc và nguyên liệu, rau quả… đều giảm so với cùng kỳ năm 2019./.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thị trường bán lẻ cần bước chuyển mạnh từ doanh nghiệp nội - Bài 2: Chính sách nào để nối mạch tăng trưởng
10:13'
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ, vẫn cần những cú huých về tái cơ cấu. Cơ hội phát triển vẫn còn và phụ thuộc lớn vào khả năng nắm bắt cũng như sự nhanh nhạy của doanh nghiệp.
-
Thị trường
Thị trường bán lẻ cần bước chuyển mạnh từ doanh nghiệp nội - Bài 1: Sức nóng từ thị trường bán lẻ
10:12'
Sự bắt tay "win - win" giữa nhà cung cấp và nhà phân phối được coi là một trong những mấu chốt rất quan trọng để ngành bán lẻ phát triển bền vững.
-
Thị trường
Pháp đối mặt nguy cơ thiếu thịt bò
09:05'
Dự báo về tình hình thịt bò trong thời gian tới, nhật báo Les Echos cảnh báo do việc chăn nuôi gia súc ở Pháp không mang lại lợi nhuận nên nhiều trang trại đã phải ngừng hoạt động.
-
Thị trường
Hướng đến nền nông nghiệp đa giá trị
08:22'
Hiện tại, người tiêu dùng nội địa cũng đang dần tiến đến tiêu dùng xanh thông qua hàng loạt các sản phẩm được công nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ.…
-
Thị trường
Bức tranh toàn cảnh về giá năng lượng tại châu Âu
07:20'
Giá bán buôn điện và khí đốt tăng mạnh trên toàn cầu đồng nghĩa với việc các hộ gia đình trên khắp châu Âu phải đối mặt với hóa đơn năng lượng cao hơn nhiều trong năm nay và xa hơn nữa.
-
Thị trường
Thái Nguyên kết nối tiêu thụ sản phẩm na và các nông sản chủ lực
16:18' - 15/08/2022
Ngày 15/8, tại huyện Võ Nhai, UBND huyện Võ Nhai phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm na và nông sản tỉnh Thái Nguyên năm 2022.
-
Thị trường
Ngành sản xuất pháo hoa Nhật Bản lấy lại sự lạc quan sau 2 năm ảm đạm
08:55' - 15/08/2022
Ngành sản xuất pháo hoa của Nhật Bản đang tràn đầy hy vọng khởi sắc, trong bối cảnh lễ hội bắn pháo hoa dần được nối lại ở nước này.
-
Thị trường
Các thương hiệu xa xỉ phẩm vẫn “hốt bạc” bất chấp rủi ro suy thoái
19:26' - 14/08/2022
Giá thực phẩm, xăng và chi phí đi lại đã tăng vọt trong năm qua, nhưng những người giàu có dường như vẫn chưa cảm nhận được điều này.
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo xuất khẩu có xu hướng giảm
17:04' - 14/08/2022
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung không có biến động mạnh, có sự tăng, giảm ở một vài loại lúa; giá gạo xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần.