Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản giảm 22% trong năm tài chính 2021
Cán cân tài khoản vãng lai, một trong những thước đo của thương mại quốc tế, đã giảm năm thứ tư liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ năm tài chính 2014, trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine đã đẩy giá dầu và khí đốt lên cao.
Đây cũng là tốc độ sụt giảm nhanh nhất kể từ năm tài chính 2013, khi thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản giảm 43,7% so với năm tài chính 2021 khi nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch tăng do các nhà máy điện hạt nhân ngừng hoạt động năm 2011.
Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản, cho thấy khả năng cạnh tranh quốc tế của nước này, đã giảm gần 50% kể từ khi đạt đỉnh 24.340 tỷ yen vào năm tài chính 2007.
Giá trị nhập khẩu đã tăng 35% lên mức kỷ lục 87.150 tỷ yen khi giá mua dầu thô và than tăng gấp đôi trong khi giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tăng 58,8%. Sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19 cũng góp phần làm tăng giá năng lượng.
Một quan chức của Bộ Tài chính cho biết chi phí nhập khẩu của Nhật Bản tiếp tục tăng cao do sự sụt giảm nhanh của đồng yen gần đây so với đồng USD. Đồng USD đạt mức trung bình 112,38 yen/USD trong năm tài chính 2021, cao hơn 5,9% so với năm tài chính trước đó.
Xuất khẩu đã tăng 25,1% lên mức kỷ lục 85.500 tỷ yen, nhờ xuất khẩu các thiết bị sản xuất chất bán dẫn tăng 33,9%, cho thấy nhu cầu chip toàn cầu đang bùng nổ.
Cán cân thương mại của Nhật Bản đã thâm hụt 1.650 tỷ yen trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021, sau khi thặng dư 3.780 tỷ yen trong năm tài chính 2020.
Thương mại dịch vụ, bao gồm vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách, ghi nhận mức thâm hụt 4.800 tỷ yen.
Quan chức này cho biết mức thâm hụt này tăng so với mức thâm hụt 3.540 tỷ yen của tài chính trước đó khi các công ty Nhật Bản trả nhiều tiền hơn để mua phần mềm và dịch vụ đám mây từ các công ty nước ngoài nhằm thúc đẩy hoạt động làm việc từ xa trong đại dịch.
Cán cân du lịch, phản ánh số tiền mà du khách nước ngoài chi tiêu trong nước cho dịch vụ và hàng hóa so với số tiền người Nhật chi tiêu ở nước ngoài, thặng dư 191,4 tỷ yen, sau mức thặng dư 255,9 tỷ yen của năm tài chính trước. Trong năm tài chính 2019 trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Nhật Bản thặng dư 2.460 tỷ yen.
Riêng tháng 3/2022, Nhật Bản đã thặng dư tài khoản vãng lai 2.550 tỷ yen, đánh dấu tháng thặng dư thứ hai liên tiếp, nhờ thu nhập chính gia tăng, phản ánh lợi nhuận từ các khoản đầu tư nước ngoài.
Thu nhập chính trong tháng 3/2022 đã tăng 1.400 tỷ yen so với một năm trước, đạt mức thặng dư 3.260 tỷ yen, một phần nhờ đồng yen suy yếu làm tăng cổ tức từ các công ty nước ngoài.
Nhật Bản đã chứng kiến thâm hụt thương mại hàng hóa 166,1 tỷ yen trong tháng 3/2022, giảm 1.160 tỷ yen so với một năm trước đó và đánh dấu tháng thứ năm liên tiếp thâm hụt do giá năng lượng tăng.
Thương mại dịch vụ giảm 103 tỷ yen xuống mức thâm hụt 127,7 tỷ yen do các công ty Nhật Bản bao gồm cả các nhà sản xuất thuốc trả nhiều hơn cho các công ty nước ngoài./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Đức sẵn sàng thảo luận việc tịch thu tài sản của Ngân hàng trung ương Nga
10:42' - 12/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ngày 11/5 đã bày tỏ quan điểm “cởi mở” về việc tịch thu tài sản của Ngân hàng trung ương Nga (CBR) để góp phần thanh toán cho tái thiết Ukraine.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản phong tỏa tài sản của Sberbank và Alfa Bank
09:22' - 12/05/2022
Chính phủ Nhật Bản cũng quyết định phong tỏa tài sản của Sberbank - tổ chức tài chính lớn nhất của Nga - và Alfa Bank - ngân hàng tư nhân lớn nhất ở Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu
12:07' - 17/04/2025
Các vấn đề về chính sách tài chính thu hút đầu tư từ khu vực công và tư nhân, làm thế nào để xây dựng các chính sách tài chính hiệu quả, tạo ra môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng Phố Wall thắng lớn nhờ thị trường biến động mạnh
09:54' - 17/04/2025
Kết quả kinh doanh tổng hợp của JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Bank of America và Citigroup đánh dấu sự phục hồi của mảng giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản dừng kế hoạch phát tiền mặt cho người dân khi vật giá leo thang
09:18' - 17/04/2025
Ngày 16/4, Nhật Bản quyết định bỏ kế hoạch phát tiền mặt cho toàn bộ người dân như một trong những biện pháp giảm tác động tiêu cực đến chính sách thuế quan của Mỹ và tình trạng vật giá leo thang.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dù lãi lớn, ngân hàng Mỹ vẫn thận trọng trước tác động từ thuế quan
09:00' - 16/04/2025
Giới lãnh đạo ngành ngân hàng cho biết, mặc dù còn quá sớm để thấy được đầy đủ tác động của thuế quan, nhưng người tiêu dùng và doanh nghiệp đã bắt đầu phản ứng và ngày càng thận trọng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hơn 100.000 tỷ đồng được dành cho vay ưu đãi nông, lâm, thủy sản
17:23' - 15/04/2025
Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản được triển khai đến khi doanh số cho vay đạt 100.000 tỷ đồng theo mức đăng ký của các ngân hàng thương mại.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng quý I/2025: Lợi nhuận khởi sắc nhưng phân hóa rõ nét
08:02' - 15/04/2025
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm với những con số cho thấy đà tăng trưởng ổn định và triển vọng tích cực cho cả năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá
21:40' - 14/04/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu còn nhiều yếu tố khó lường, việc doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro tỷ giá được xem là yếu tố then chốt để tiết giảm chi phí trong thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế quan Mỹ gây thêm khó khăn cho quyết định lãi suất của ECB
19:42' - 14/04/2025
Giới chuyên gia nhận định chính sách thuế quan khó đoán của Mỹ đang làm tăng thêm sự khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách của ECB khi phải quyết định có nên hạ lãi suất một lần nữa hay không.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lợi suất trái phiếu chính phủ của Eurozone tăng
16:10' - 14/04/2025
Ngày 14/4, lợi suất trái phiếu chính phủ khu vực Eurozone, trong đó có Đức đã tăng vì khả năng các thiết bị điện tử của Trung Quốc được miễn áp dụng thuế nhập khẩu cao của Mỹ.