Thặng dư thương mại hàng nông, lâm, thủy sản đạt gần 3,3 tỷ USD
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 27,7 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt gần 15,5 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu gần 12,2 tỷ USD, giảm 4,5%.
Như vậy, giá trị xuất siêu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt gần 3,3 tỷ USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 3,1 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng 4/2020. Như vậy, trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này ước đạt 15,5 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, nhóm nông sản chính xuất khẩu ước đạt gần 7,4 tỷ USD, giảm 3,2%; chăn nuôi ước đạt 210 triệu USD, giảm 19,1%; thủy sản ước đạt 2,8 tỷ USD, giảm 11,5%; lâm sản chính đạt 4,2 tỷ USD, giảm 1,9%.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm, trừ cà phê, gạo, rau, sắn, quế, mây tre... Cụ thể, giá trị xuất khẩu cà phê đạt 1,36 tỷ USD (tăng 2,2%); gạo đạt 1,4 tỷ USD (tăng 18,9%); rau đạt 310 triệu USD (tăng 17,5%); quế đạt 66 triệu USD (tăng 16,6%); mây, tre, cói thảm đạt 197 triệu USD (tăng 4,7%).
Những mặt hàng nông sản giảm mạnh như: cá tra giảm 39%; cao su giảm trên 30%; quả giảm trên 21%; tôm giảm 14,5%; hồ tiêu giảm 18,5%, chè giảm 11%…
Về thị trường xuất khẩu, tính chung 5 tháng, tuy xuất khẩu sáng Trung Quốc giảm mạnh, tới 15,5%, nhưng đây vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,7 tỷ USD, chiếm 23,8% thị phần.
Tiếp đến là Hoa Kỳ ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ và chiếm 22% thị phần. Thị trường EU ước đạt 1,6 tỷ USD, giảm 1,1% và chiếm 10,5% thị phần. Nhật Bản đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 3,5%, chiếm gần 9% thị phần. Các nước ASEAN đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 5,5% và chiếm trên 10% thị phần…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, tình hình tiêu thụ nông sản, nhất là xuất khẩu sẽ tốt hơn nhưng sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6 tháng đầu năm, mọi lĩnh vực sản xuất cần tập trung triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt là đối với sản xuất lúa, chăn nuôi lợn, khai thác và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khai thác gỗ; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường.
Riêng về phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, các cơ quan, doanh nghiệp theo dõi sát sao diễn biến giá cả, cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu trong nước để cân đối cung cầu, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và duy trì xuất khẩu nông sản. Đồng thời, Bộ cũng nâng cao chất lượng dự báo thị trường và kịp thời thông tin tới các địa phương, doanh nghiệp để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.
Bộ cũng thường xuyên cập nhật diễn biến, tình hình tại các thị trường trọng điểm bị ảnh hưởng bởi dịch, kịp thời tham mưu, báo cáo, đề xuất giải pháp ứng phó; theo dõi sát tình hình doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn vào thị trường Trung Quốc.
Với các thị trường như: EU, Liên minh kinh tế Á – Âu, Hoa Kỳ, Brazil…, Bộ tiếp tục tập trung giải quyết các rào cản kỹ thuật, đàm phán mở rộng thị trường; xây dựng chương trình đoàn công tác của Bộ tại Trung Quốc, Brazil, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Australia sau khi kết thúc dịch COVID-19.
Bộ tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc trong bối cảnh tác động của dịch COVID- 19. Cùng đó, chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp các đoàn thanh tra EU về IUU, Cơ quan thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) Hoa Kỳ về tái đánh giá tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn sang Hoa Kỳ.
Về nhập khẩu, tính chung 5 tháng, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước khoảng 12,2 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoại trừ các mặt hàng dầu mỡ động thực vật, lúa mì và chăn nuôi có giá trị nhập khẩu tăng cao, các mặt hàng khác đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Điển hình như phân bón giảm 11%, thuốc trừ sâu giảm 29%, thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 14%, ngô giảm 28%, hạt điều giảm 25%, rau quả giảm 43%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 8,8%, thủy sản giảm 5,3%./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Giá tiêu tiếp tục đà tăng
14:40' - 24/05/2020
Tuần qua (ngày 18/5 đến 22/5), giá lúa gạo được ghi nhận ở mức ổn định; tiếp đà tăng của tuần trước sau khi vượt mốc 40.000 đồng/kg, giá tiêu tiếp tục tăng đạt từ 43.000-45.000 đồng/kg.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá sản phẩm xoài và nông sản an toàn Yên Châu (Sơn La)
17:03' - 16/05/2020
Ngày 16/5, tại thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La), UBND huyện Yên Châu đã khai trương gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm xoài và nông sản an toàn trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thích ứng tình hình mới
15:32' - 13/05/2020
Để thích ứng với dịch COVID-19 và đảm bảo xuất khẩu bền vững, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới để có sự điều chỉnh, ứng phó phù hợp.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa giảm ở một số địa phương
17:02'
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ổn định, tuy nhiên có một vài địa phương ghi nhận sự giảm giá ở một số loại lúa so với tuần trước.
-
Thị trường
Người tiêu dùng Anh chuyển từ hàng có thương hiệu sang sản phẩm giá rẻ khi lạm phát cao
12:12'
Người tiêu dùng Anh đã chuyển từ các loại hàng hóa có thương hiệu sang các sản phẩm riêng của siêu thị có giá rẻ hơn khi lạm phát ở mức 8,3% trong tuần kết thúc ngày 12/6, cao nhất kể từ tháng 4/2009.
-
Thị trường
Xuất khẩu giảm, ngành điều đương đầu với nhiều thách thức
19:08' - 25/06/2022
Xuất khẩu giảm cả về lượng và giá trị trong khi giá nguyên liệu tăng, diễn biến thị trường thế giới bất lợi đang khiến ngành điều đối mặt nhiều khó khăn, dự kiến xuất khẩu cả năm sẽ thấp hơn năm 2021.
-
Thị trường
Long An thiếu khoảng hơn 30.000 lao động, chủ yếu các ngành may mặc, giày da
21:45' - 24/06/2022
Đến nay, các doanh nghiệp ở Long An đã tuyển dụng được trên 20.000 lao động, từ nay đến cuối năm còn thiếu khoảng hơn 30.000 lao động.
-
Thị trường
Rà soát diện tích cà phê già cỗi để tái canh và ghép cải tạo
21:19' - 24/06/2022
Diện tích cà phê già cỗi bắt buộc phải tái canh cần xác rõ định diện tích có thể tái canh ngay, diện tích cần phải luân canh 1 năm, 2 năm…, kết hợp trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
-
Thị trường
Mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm nước mắm
17:14' - 24/06/2022
Nước mắm hiện không chỉ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới, mở ra cánh cửa quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam với bạn bè quốc tế.
-
Thị trường
Indonesia kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu gà sang Singapore
07:56' - 24/06/2022
Chính phủ Indonesia hi vọng sẽ sớm đạt được thỏa thuận với Singapore về kế hoạch xuất khẩu thịt gà sang quốc gia láng giềng trong tháng Sáu này.
-
Thị trường
Thị trường việc làm Trung Quốc "khắc nghiệt nhất" trong hàng thập kỷ
20:18' - 23/06/2022
Vật lộn để tìm việc làm là điều mà những người trẻ có học thức ở Trung Quốc không hề mong đợi, sau nhiều thập kỷ chứng kiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chóng mặt.
-
Thị trường
Lào tăng xuất khẩu điện sang Việt Nam và Campuchia
13:17' - 23/06/2022
Hiện Lào đã ký các hợp đồng mua bán điện năng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại 25 dự án với tổng công suất lắp đặt 2.180 MW.