Thanh Hóa: Vì sao “than tặc” lộng hành tại mỏ than huyện Triệu Sơn?
Gần một tháng qua, một mỏ khoáng sản được nhận định là than non hoặc than đá được phát hiện khi đang làm đường tại thôn 2, xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa).
Lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, mỏ than này đã bị một số đối tượng khai thác trộm với khối lượng lên đến hàng chục nghìn tấn.
Hàng ngày, hàng giờ, tài nguyên quốc gia đang bị khai thác bất hợp pháp, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân gần khu vực trên.
Hàng chục nghìn tấn than bị khai thác trộm
Phóng viên có mặt tại mỏ than trên lúc 6 giờ ngày 6 và 7/4, đã chứng kiến hàng chục xe tải "hổ vồ" rầm rập nuối đuôi nhau vào mỏ để khai thác.
Bằng mắt thường cũng có thể dễ dàng phát hiện được một vỉa than đen nhánh lộ thiên nằm ngay sát tuyến đường liên thôn nối thôn 2 và thôn 4 xã Hợp Thắng.
Tại đây như một công trường khai thác than, hai máy múc luôn hoạt động hết công suất múc than lên hàng chục xe ô tô trọng tải lớn. Khi đã đầy than, các xe này lại vội vàng rời khỏi hiện trường để tập kết than tại một nơi khác.
Chứng kiến cả đoàn xe trọng tải lớn nối đuôi nhau cày nát tuyến đường, gây bụi mù mịt khiến người dân nơi đây không khỏi bức xúc.
Theo phản ánh của người dân sống gần mỏ khoáng sản, các đối tượng khai thác trộm than thường vào lúc 2-3 giờ, có khi khai thác vào đầu giờ chiều... gây ảnh hưởng lớn đến người dân sống xung quanh.
Những hôm trời nắng thì bụi mù mịt, còn những ngày trời mưa nước than đen ngòm chảy xuống đường gây sình lầy, khiến việc đi lại rất khó khăn.
Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân ở gần khu vực mỏ, việc khai thác trộm khoáng sản còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập của các học sinh trường tiểu học và trường trung học cơ sở Hợp Thắng, bởi mỏ than chỉ cách hai trường này vài chục mét. Vào những lúc khai thác than, tiếng máy móc, động cơ gầm rú, khiến việc học tập của các em bị phân tán.
Ông LVD, một người sống gần mỏ than và làm việc tại trường tiểu học xã Hợp Thắng bức xúc nói: "Mỗi ngày, hàng chục xe trọng tải lớn ra, vào khu mỏ để lấy than. Tiếng xe ra vào, tiếng máy đào, máy múc hoạt động ầm ầm ngày đêm. Bụi từ công trình bao phủ cả một vùng. Trẻ em thì giật mình, người già thì thiếu ngủ. Tôi rất mong các cấp chính quyền sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này".
Còn anh NVH, nhà ở ngay cạnh mỏ than cho biết: "Gia đình tôi nhiều hôm ăn không ngon, ngủ không yên khi hàng ngày có hàng chục chiếc xe chạy qua nhà. Để né tránh cơ quan chức năng, họ chuyển sang khai thác vào lúc nửa đêm, ngày cao điểm đến 1, 2 giờ sáng. Tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị lên thôn, xã, nhưng chỉ được vài ngày tình trạng trên lại tiếp diễn".
Để biết điểm tập kết khoáng sản bị khai thác trộm, phóng viên đã bám theo các đoàn xe "hổ vồ" và xác định số than này được đổ tại một bãi đất trống ở khu vực thôn 8, xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn.
Theo một người dân địa phương, trước kia bãi tập kết than này là một hồ nước rộng hàng trăm m2, sâu gần 10m.
Tuy nhiên, đến nay hồ nước này đã được lấp đầy bằng than. Than không chỉ lấp đầy trong lòng hồ mà còn được đổ xung quanh với diện tích ước tính khoảng 600-700 m2, nhiều chỗ than được đổ cao đến 2m.
Tại những hồ nước khác than được đổ xuống hồ, váng than nổi lên một màu đen kịt, càng đổ nước càng dâng và thấm ra xung quanh. Một số hộ dân sống cạnh bãi tập kết than lo ngại khi trời mưa, váng nước than tràn ra ngoài gây chết cá ở các ao gần đó hoặc tràn vào các ruộng lúa lân cận, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Nhà ở ngay sát nơi tập kết khoáng sản trái phép, thôn Đại Sơn, xã Minh Sơn, ông DVN cho biết: "Hằng ngày có hàng chục chuyến xe chở khoáng sản qua lại ồn ào, bụi đen phủ kín đường. Nhiều hôm nhà tôi mới lau xong chỉ trong 30 phút lại phủ kín bụi đen, ở trong nhà cũng phải đeo khẩu trang. Nhiều nhà đóng kín cửa từ sáng đến tối. Trời mưa thì nước than lênh láng mặt đường, nắng lên thì bụi mù mịt. Còn đối với những gia đình sống sát điểm tập kết bị ô nhiễm, máy ủi san gạt ngày đêm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người dân".
Để ngụy trang các đối tượng đã cho đổ đất xung quan bãi tập kết than nên khi nhìn từ ngoài đường tưởng như đó chỉ là một bãi tập kết đất để san lấp mặt bằng.
Thực trạng này diễn ra đã lâu nhưng các cấp chính quyền vẫn chưa vào cuộc quyết liệt, làm thất thoát tài nguyên cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân sống gần mỏ than và bãi tập kết than.
Chính quyền buông lỏng quản lý
Mỏ than nằm lộ thiên ngay trên tuyến đường liên thôn giữa thôn 2 và thôn 4 xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và chỉ cách UBND xã vài trăm mét nên không quá khó khăn trong việc phát hiện tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
Tuy nhiên, thực tế đã có hàng chục nghìn tấn than bị khai thác trái phép tại đây và diễn ra trong một thời gian dài, nhưng các cấp chính quyền, cơ quan chức năng làm ngơ, buông lỏng quản lý, khiến tài nguyên quốc gia bị thất thoát, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Để tìm hiểu về công tác quản lý tài nguyên khoáng sản của chính quyền địa phương, phóng viên có buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thắng Nguyễn Tiến Lực và được cho biết: Thực trạng có một số đối tượng khai thác trộm tài nguyên khoáng sản, UBND xã đã nắm được và cũng có một số hộ dân tố cáo vấn đề này lên UBND xã nhưng do lực lượng mỏng nên xã không quản lý được.
Tuy nhiên, hằng ngày xã cử một công an viên lên giám sát tình trạng khai thác than trái phép này. Ông Lực khẳng định: "Trước đây, chỉ có 3-5 xe vào khai thác trộm.
Còn mấy ngày gần đây, tôi không nhận được thông tin về tình trạng khai thác trộm khoáng sản". Song theo tìm hiểu của phóng viên trong những ngày qua (khoảng từ 6 giờ đến 8 giờ 30), hàng chục xe ô tô trọng tải lớn vào khai thác trộm khoáng sản gây ồn ào, bụi bặm.
Trước những thông tin không nhất quán về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, phóng viên đã đến UBND huyện Triệu Sơn để tìm hiểu về vấn đề này và được biết, từ ngày 24/3, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an huyện Triệu Sơn kiểm tra tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn xã Hợp Thắng, phát hiện có hai máy múc đang khai thác trộm khoáng sản trên diện tích hơn 200 m2 với độ sâu 2,5 m.
Loại khoáng sản được phát hiện có màu đen, nhìn giống than cám hoặc than non. Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn đã có quyết định phê bình Chủ tịch UBND xã Hợp Thắng do để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; đồng thời yêu cầu Chủ tịch UBND xã Hợp Thắng kiểm điểm nghiêm túc đối với cán bộ chuyên môn và lực lượng chức năng địa phương.
Nếu Chủ tịch UBND xã Hợp Thắng tiếp tục để xảy ra tình trạng khai thác trộm khoáng sản sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND huyện Triệu Sơn.
Mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, nhưng vào những ngày gần đây tình trạng các đối tượng khai thác trộm khoáng sản tại mỏ than trên vẫn tiếp diễn, gây bức xúc cho người dân xung quanh.
Nắm được thông tin trên địa bàn xã Hợp Thắng có mỏ khoáng sản được nhận định là than từ ngày 24/3 nhưng phải 4 ngày sau (ngày 28/3), UBND huyện Triệu Sơn mới có văn bản báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về việc phát hiện mỏ khoáng sản này và có tình trạng khai thác trộm khoáng sản.
Trong văn bản này, UBND huyện Triệu Sơn khẳng định việc khai thác trộm khoáng sản đã chấm dứt và đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cho kiểm tra xác định cụ thể loại khoáng sản trên. Thế nhưng đến nay vẫn chưa có đoàn nào về kiểm tra.
Khi làm việc với ông Lê Phú Quốc, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Triệu Sơn, ông khẳng định tại vị trí phát hiện mỏ khoáng sản được nhận định là than này đã được chính quyền địa phương lấp và không có chuyện có cá nhân hay đối tượng nào khai thác trộm khoáng sản nữa.
Tuy nhiên trên thực tế, hằng ngày tài nguyên khoáng sản tại thôn 2 xã Hợp Thắng vẫn bị khai thác trộm. Đến nay, khối lượng khoáng sản được khai thác với số lượng hàng chục nghìn tấn và được tập kết tại thôn 8, xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn.
Khi được hỏi về trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa trong việc đã gần nửa tháng qua (kể từ ngày được báo cáo) vẫn chưa có đoàn công tác nào đến hiện trường kiểm tra và lấy mẫu xác định cụ thể loại khoáng sản kể trên, ông Phạm Văn Hoành, Trưởng phòng Tài nguyên Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong 1-2 ngày tới, Sở sẽ cử đoàn xuống hiện trường kiểm tra lấy mẫu, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để Bộ xác định chính xác loại khoáng sản vừa phát hiện cũng như trữ lượng và sự phân bố của mỏ khoáng sản. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ có văn bản yêu cầu UBND huyện Triệu Sơn tăng cường hơn nữa công tác quản lý mỏ khoáng sản mới phát hiện trên địa bàn.
Trước sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, nạn khai thác trộm khoáng sản làm thất thoát tài nguyên quốc gia và ảnh hưởng đến đời sống của người dân vẫn đang diễn ra.
Các cấp có thẩm quyền tại Thanh Hóa cần sớm vào cuộc một cách quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn tình trạng này.
Tin liên quan
-
Đời sống
Khánh Hòa: Loay hoay ngăn chặn “cát tặc” trên sông Cái
13:28' - 10/04/2017
Thời gian gần đây, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Cái, tỉnh Khánh Hòa diễn ra rầm rộ và công khai, khiến người dân địa phương rất bức xúc.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ "lâm tặc" chống người thi hành công vụ ở Cà Mau: Đủ cơ sở để khởi tố vụ án
13:30' - 25/03/2017
Theo báo cáo kết quả điều tra của Công an tỉnh Cà Mau đã đủ cơ sở ra quyết định khởi tố vụ án “chống người thi hành công vụ” để điều tra làm rõ hành vi của những người liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hư chuyện lâm tặc dùng vũ lực để cướp gỗ tại Gia Lai
21:44' - 09/02/2017
Ngày 9/2, Đại tá Phan Lang - Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai ký báo cáo số 123/CAT-PV11 thông tin về vụ dư luận nêu liên quan đến chuyện lâm tặc dùng vũ lực để cướp gỗ tại Gia Lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46'
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài
17:07'
Sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng, tiếp thu hầu hết ý kiến của các tỉnh, thành phố, đáng chú ý là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, từ đó tháo gỡ được những ách tắc, khó khăn
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cắt giảm phát thải và sản xuất bền vững cho ngành gỗ
16:47'
Tín hiệu tích cực là trong ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai kiểm kê khí nhà kính để sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường trong ESG, hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân: Đảm bảo nhiệm vụ kép
16:44'
Chính phủ nhận định việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối công nghệ số giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh
16:33'
Ngày 29/11, UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong nông nghiệp – cơ hội kết nối công nghệ giữa Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh”.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
16:12'
Tiềm năng hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn và các địa phương cũng kỳ vọng rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chính sách tài chính tạo động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam
16:11'
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
16:01'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025
15:56'
Ngày 29/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025.