Thành lập đoàn công tác tới Lạng Sơn giải quyết tình trạng ùn ứ nông sản
Trước tình hình xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc ùn ứ trong thời gian gần đây, Bộ Công Thương đã có công văn gửi các địa phương để triển khai các giải pháp giảm thiểu tình trạng này; đồng thời lập đoàn công tác đến Lạng Sơn vào ngày mai 22/10 để cùng địa phương giải quyết tình trạng nông sản ùn ứ.
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay đã bắt đầu vào thời điểm chính vụ thu hoạch mặt hàng thanh long để tiêu thụ và xuất khẩu. Tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) và cửa khẩu Kim Thành (tỉnh Lào Cai) đã xuất hiện tình trạng ùn ứ nông sản các loại xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; trong đó có thanh long.
Trước tình hình trên, Cục Xuất nhập khẩu đã có công văn số 1068/XNK-NS gửi Sở Công Thương các tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai đề nghị cập nhật, đưa thông tin công khai, thường xuyên về diễn biến thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và nông sản, thanh long nói riêng qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, các địa phương tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn tỉnh để triển khai kịp thời, hiệu quả việc điều phối hoạt động xuất khẩu thanh long (điều tiết phương tiện, phân luồng giao thông, trao đổi với phía Trung Quốc để tăng thời gian làm việc…). Mặt khác, bố trí cơ sở vật chất và nhân lực trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và thanh long nói riêng; có thể sắp xếp làm thêm giờ, kể cả ngày nghỉ trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã có công văn số 1069/XNK-NS ngày 18/ 10 vừa qua gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố vùng trồng thanh long trọng điểm, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận đề nghị theo dõi sát diễn biến hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và thanh long nói riêng qua các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng… Đặc biệt, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát việc sản xuất (diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng…); tiến độ thu hoạch; chủ động theo dõi tình hình giao dịch mua bán trong nước, ngoài nước của các doanh nghiệp trên địa bàn đối với nông sản nói chung và thanh long nói riêng trong mùa vụ năm 2019 để kịp thời có phương án xử lý phù hợp các vướng mắc phát sinh. Hơn nữa, các Sở Công Thương cần phối hợp với các đơn vị thuộc bộ, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền cho các hộ nông dân, doanh nghiệp về cách phân loại, đóng gói, bảo quản, bao bì nhãn mác phù hợp với yêu cầu của phía đối tác ngay tại nơi sản xuất để quá trình giao nhận thực hiện nhanh chóng. Đáng lưu ý là các đơn vị phải triển khai tốt việc truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với nước nhập khẩu, tránh gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động xuất khẩu. Do vậy, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương khuyến cáo và đề nghị các doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và thanh long nói riêng qua các tỉnh biên giới phía Bắc như: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng… để chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận hàng hóa; điều tiết, giãn tiến độ vận chuyển và giao hàng tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) và cửa khẩu Kim Thành (tỉnh Lào Cai) trong thời điểm hiện nay để giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa. Không những thế, các doanh nghiệp phải chủ động phân loại, lựa chọn chủng loại và tổ chức đóng gói ngay tại nơi sản xuất đáp ứng yêu cầu của đối tác nhập khẩu (về nhãn mác, bao bì…) trước khi đưa lên khu vực biên giới để quá trình giao nhận hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Đồng thời nâng cao chất lượng, nghiêm túc thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với nước nhập khẩu, giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu Cùng với đó, doanh nghiệp nên thường xuyên trao đổi thông tin, kịp thời phối hợp với Bộ Công Thương để điều tiết hoạt động xuất khẩu hàng hóa khi cần thiết. Tại cuộc họp giao ban tại Bộ Công Thương sáng nay 21/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, đoàn công tác liên ngành do Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp các Vụ Thị trường châu Á, châu Phi; Thị trường trong nước và Tổng cục Quản lý thị trường đã có buổi làm việc với tỉnh Lạng Sơn để sớm góp phần giải quyết tình trạng này. Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, tình trạng ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu Lạng Sơn đã xảy ra từ cuối tuần trước, bắt đầu từ ngày 15/10.Trước đây, trung bình số lượng xe chở hàng xuất khẩu thông quan khoảng từ 80 - 150 xe/ngày, thì nay tăng đột biến khoảng trên 250 xe/ngày, chủ yếu là thanh long và một số mặt hàng nông sản khác từ Bình Thuận, Long An, Tây Ninh, Ninh Thuận, Gia Lai, Tiền Giang…
Hiện tượng này khởi nguồn từ việc ngày 12/10 khi Hải quan Trung Quốc đưa vào áp dụng hệ thống kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, lực lượng chức năng phía Trung Quốc tăng cường kiểm tra, giám sát tại cổng kiểm soát số 1 đối với phương tiện ô tô, kể cả xe không hàng và có hàng của Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh vào Trung Quốc. Điều này khiến thời gian làm thủ tục thông quan tăng đáng kể; trước đây không quá 2 phút/xe thì nay mất khoảng 6-7 phút/xe và trung bình một ngày tối đa chỉ thông quan được 120 - 150 xe, so với lúc cao điểm trước đây là 300 xe/ngày. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác dẫn đến ùn tắc đó là sự thay đổi phương thức giao chuyển hàng từ phía Trung Quốc. Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, tuy Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam về rau quả nhưng tính đến hết tháng 9, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc chỉ đạt 1,9 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2018./.Tin liên quan
-
Thị trường
Bộ Công Thương đề ra 6 nội dung đẩy lùi hàng lậu, hàng giả
17:35' - 16/10/2019
Để xử lý có hiệu quả hơn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, ...,Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát,.. trong đó xác định 6 nội dung trọng tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương công bố 13 mặt hàng có nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại
19:25' - 05/09/2019
Bộ Công Thương vừa công bố danh sách cảnh báo gồm 13 mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế khi xuất khẩu sang 3 thị trường là Hoa Kỳ, EU và Canada.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26'
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17'
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhờ tín hiệu nhu cầu tích cực
08:26' - 02/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên 1/7 khi nhà đầu tư đánh giá các tín hiệu tích cực về nhu cầu, đồng thời theo dõi cuộc họp của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 6/7 để quyết định sản lượng cho tháng 8/2025.
-
Hàng hoá
Giá dầu vẫn dưới ngưỡng 70 USD/thùng khi thị trường dõi theo quyết định của OPEC+
14:49' - 01/07/2025
Giá dầu ổn định vào chiều 1/7, trong bối cảnh thị trường đánh giá khả năng các nhà sản xuất dầu lớn sẽ tăng sản lượng trong tháng Tám tại cuộc họp sắp tới.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16' - 01/07/2025
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá