Thành phố Hồ Chí Minh chăm lo, hỗ trợ hơn 2,4 triệu công nhân lao động
Ngày 7/10, Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã thực hiện chi từ các gói hỗ trợ và chăm lo cho 2,4 triệu trường hợp là đoàn viên Công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động và con em họ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng số tiền 1.396,69 tỷ đồng.
Trong đó, chi hỗ trợ theo Quyết định 2606 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho hơn 43.400 trường hợp với số tiền hơn 64,94 tỷ đồng; chi trợ giúp hơn 27.200 trường hợp theo Phương án 03 của Liên đoàn Lao động thành phố với số tiền hơn 5,84 tỷ đồng.
Liên đoàn Lao động thành phố cũng đã hỗ trợ bữa ăn cho hơn 15.200 người lao động tại 119 doanh nghiệp khi thực hiện sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” với số tiền hơn 15,2 tỷ đồng; hỗ trợ 127 cán bộ chuyên trách Công đoàn, 843 trường hợp con của người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với số tiền 476,9 triệu đồng.
Từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, toàn thành phố có hơn 623.800 đoàn viên Công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động đã nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; 44.380 trường hợp nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ với tổng số tiền hơn 1.097 tỷ đồng.
Ngoài ra, Liên đoàn Lao động thành phố cùng các cấp Công đoàn đã trao tặng 200.000 túi an sinh của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với kinh phí 40 tỷ đồng; tổ chức kịp thời các hoạt động chăm lo cho đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động tại các khu nhà trọ, tạm ngừng việc không hưởng lương và gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19...
Theo ông Hồ Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết công nhân, viên chức, người lao động đều vui mừng khi các chính sách của Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai nhanh, kịp thời chia sẻ khó khăn của người lao động do tác động của dịch bệnh.
Đặc biệt, mới đây là chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và việc thành phố thực hiện nới lỏng giãn cách, cho phép một số loại hình kinh doanh có điều kiện được hoạt động trở lại, để phục vụ nhu cầu của người dân.
“Tuy nhiên, nhiều người lao động cũng mong các cơ quan chức năng và Bảo hiểm xã hội thành phố nhanh chóng có hướng dẫn cụ thể như trường hợp người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hay người lao động đang ốm đau, thai sản... Nhiều người lao động cũng mong ngành y tế thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine mũi 2 để yên tâm hơn khi quay trở lại làm việc trong những ngày tới…”, ông Lâm chia sẻ.
Theo Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, trong suốt thời gian dịch bệnh bùng phát và giãn cách xã hội kéo dài, Trung tâm Công tác xã hội Công đoàn thành phố cũng đã tiếp nhận hỗ trợ từ các cấp ngành, tỉnh thành phố trong cả nước hơn 317,4 tấn lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trị giá hơn 18,6 tỷ đồng và được chuyển ngay đến người lao động.
Các cấp Công đoàn thành phố đã chăm lo hơn 503.400 trường hợp với kinh phí hơn 674,4 tỷ đồng; tổ chức 27 phiên chợ, siêu thị 0 đồng cho gần 26.000 lượt người tham gia, hỗ trợ hơn 8.000 lượt đi chợ cho người lao động tại khu cách ly trên địa bàn dân cư và doanh nghiệp; trao tặng gần 100.000 suất ăn cho các khu phong tỏa, lực lượng phòng, chống dịch từ chương trình “Bếp ăn yêu thương”.
Đồng thời, vận động hơn 20.100 chủ nhà trọ có “Tổ công nhân tự quản” miễn, giảm giá thuê phòng, điện nước; trao tặng thiết bị học tập trực tuyến (gồm máy tính bàn, máy tính bảng), chăm lo sữa, nhu yếu phẩm, tiền mặt cho con của đoàn viên Công đoàn… với tổng kinh phí hơn 213,89 tỷ đồng và hơn 1,5 triệu lượt người thụ hưởng từ chương trình của các Công đoàn cơ sở.
Ngoài ra, các cấp Công đoàn còn kết nối hỗ trợ nông dân thành phố tiêu thụ gần 604 tấn rau củ quả các loại tại các điểm phong tỏa; xây dựng chương trình ca nhạc tài tử "Hạt gạo nghĩa tình", chuyển tải các clip vui khỏe tại nhà qua các bài tập yoga, dưỡng sinh, võ thuật, các tài liệu tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 đến với đoàn viên Công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động.
Nhiều tổ chức Công đoàn đã triển khai các mô hình, cách làm hay chăm lo cho công nhân, người lao động như: Gian hàng “0 đồng” cho bệnh nhân F0, chương trình “Phúc lợi cộng thêm cho người lao động”, tư vấn chăm sóc F0 tại nhà, chương trình “Nghĩa tình chiến sỹ”; các hoạt động hỗ trợ tặng đồ bảo hộ, khẩu trang cho bệnh viện và lực lượng tham gia chống dịch.../.
>>>Sẽ có số lượng lớn người mất việc làm do dịch COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia, lao động từ TP Hồ Chí Minh cần điều kiện gì để lên Bình Dương làm việc?
20:12' - 06/10/2021
Ngày 6/10, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, đã thống nhất chủ trương về phương án cho phép người dân di chuyển liên tỉnh đối với đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương: Các doanh nghiệp cần khoảng 50.000 lao động
14:00' - 06/10/2021
Ngày 6/10, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bình Dương cho biết, các doanh nghiệp trên địa bàn quay lại hoạt động sản xuất trong trạng thái "bình thường mới", dự báo cần khoảng 50.000 lao động.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Bình Phước chuẩn bị đón lao động trở lại làm việc
12:19' - 06/10/2021
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang thực hiện các phương án bảo đảm phòng chống dịch bệnh để đón hàng chục nghìn người lao động trở lại làm việc.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Những cú lừa "lịch sử" trong ngày Cá tháng Tư
16:14' - 31/03/2023
Những màn chơi khăm “thành công” nhất từ trước đến nay vào dịp Cá tháng Tư bạn đã biết chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu nhé!
-
Đời sống
Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt chương trình đào tạo cử nhân thiết kế sáng tạo
15:40' - 31/03/2023
Ngày 31/3, Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt chương trình đào tạo cử nhân thiết kế sáng tạo nhằm góp phần nào đáp ứng nhu cầu xã hội đối với nguồn nhân lực về các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật.
-
Đời sống
Ngày cá tháng Tư bắt nguồn từ đâu?
15:34' - 31/03/2023
Vào ngày Cá tháng Tư bạn có thể thoái mái nói dối để trêu đùa mọi người mà không sợ ai giận. Vậy bạn có biết nguồn gốc, lịch sử và các phong tục độc đáo về ngày Cá tháng Tư này không?
-
Đời sống
Hà Nội: Chi trả lương hưu hằng tháng thành 2 đợt
15:02' - 31/03/2023
Theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, toàn thành phố có hơn 590.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng với số tiền hơn 3.000 tỷ đồng/tháng, lớn nhất cả nước.
-
Đời sống
Từ 1/4, thuê bao di động chưa chuẩn hóa thông tin bị xử lý thế nào?
09:31' - 31/03/2023
Ngày 31/3 là hạn cuối cùng để chuẩn hóa thông tin, nếu sau thời điểm này khách hàng chưa thực hiện sẽ bị khóa thuê bao.
-
Đời sống
Anh hoãn ra quyết định về việc tăng tuổi nghỉ hưu
08:15' - 31/03/2023
Ngày 30/3, Chính phủ Anh thông báo sẽ chưa đưa ra quyết định về việc có hay không tăng tuổi nghỉ hưu lên 68 tuổi cho tới sau cuộc bầu cử quốc hội nước này dự kiến diễn ra vào năm tới.
-
Đời sống
Nhận biết "bánh ăn kiêng" chuẩn như thế nào?
16:32' - 30/03/2023
Bánh ăn kiêng là các loại bánh được làm chủ yếu từ ngũ cốc, thường không đường hoặc sử dụng đường ăn kiêng.
-
Đời sống
Bộ Y tế cảnh báo thuốc kháng sinh giả xuất hiện trên thị trường
16:31' - 30/03/2023
Ngày 30/3, thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, Cục đã phát cảnh báo về thuốc kháng sinh Cephalexin 500mg giả xuất hiện trên thị trường, yêu cầu truy tìm nguồn gốc, xử lý vi phạm.
-
Đời sống
Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm
07:26' - 30/03/2023
Những thói quen tưởng chừng vô hại, chẳng hạn như thức khuya và dậy muộn, cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất trí nhớ, tăng cân, huyết áp cao và tiểu đường…