Thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm ưu thế ở Nhật Bản
Từng là quốc gia đi tiên phong trong xu hướng thanh toán không tiền mặt, nhưng Nhật Bản giờ đây đang bị tụt lại phía sau vì dân số đang già hóa ở nước này vẫn chuộng tiền mặt hơn, trong khi các nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng hướng đến các phương thức thanh toán điện tử.
Dù Nhật Bản vẫn được xem là quốc gia của đổi mới và tiên phong trong những công nghệ của tương lai, nhưng tại đây cứ năm giao dịch mua bán thì có bốn giao dịch vẫn được thực hiện bằng tiền mặt.Trong khi đó, tại Hàn Quốc, khoảng 90% giao dịch đã được số hóa, còn Thụy Điển đang hướng tới một xã hội không tiền mặt vào năm 2023.
Nhưng tại Nhật Bản, nơi tình trạng tội phạm và giả mạo hầu như không tồn tại, người dân cảm thấy thoải mái hơn với việc mang theo tiền mặt.Theo chuyên gia Yuki Fukumoto thuộc Viện nghiên cứu NLI, trong bối cảnh Nhật Bản đang trở thành xã hội có “dân số siêu già” (super-aged) đầu tiên, với nhóm người từ 65 tuổi trở lên chiếm hơn 28% dân số thì việc thuyết phục người tiêu dùng sử dụng công nghệ mới trở nên khó khăn hơn.
Chuyên gia Fukumoto cho rằng, một thách thức đặt ra là làm thế nào để khuyến khích người dân thay đổi thói quen của mình.Đây là một thách thức lớn ở một đất nước chỉ có hơn 200.000 cây ATM và hầu hết các cửa hàng nhỏ chỉ chấp nhận tiền mặt để tránh phải chịu các chi phí giao dịch cao.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng “chùn bước” khi “gã khổng lồ” bán lẻ Seven & I Holdings bị tấn công mạng ngay sau khi bắt đầu vận hành hệ thống thanh toán mới sử dụng mã QR khiến họ phải hủy bỏ kế hoạch này.
Tokyo có lẽ đã chú ý tới chi phí khổng lồ của việc phụ thuộc vào tiền mặt. Theo ước tính của hãng tư vấn Boston, chi phí để duy trì hoạt động của các cây ATM và đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển tiền mặt lên tới 2.000 tỷ yen (18,8 tỷ USD). Tuy nhiên, thẻ thanh toán dùng cho các hệ thống giao thông ở Tokyo và các thành phố khác cũng thường được sử dụng để thực hiện các giao dịch mua hàng nhỏ từ máy bán hàng tự động hay các cửa hàng tiện ích, nhưng tiền mặt vẫn được ưa chuộng hơn khi thực hiện các giao dịch khác. Chính phủ Nhật Bản đang kỳ vọng có thể nắm bắt cơ hội từ lượng du khách được dự đoán sẽ tăng mạnh trong dịp Thế vận hội Tokyo 2020 để tăng gấp đôi tỷ lệ giao dịch thanh toán điện tử lên 40% vào năm 2025.Nhật Bản cũng dự định sẽ đưa ra một hệ thống điểm thưởng cho các khách hàng thanh toán bằng các hình thức không tiền mặt như một cách để giảm thiểu tác động từ việc tăng thuế tiêu dùng gây tranh cãi từ 8% lên 10% từ tháng 10/2019.
Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang nỗ lực thúc đẩy một xã hội không tiền mặt. Công ty chuyên về dịch vụ ví điện tử PayPay đã đưa ra chương trình giảm giá 10% cho những bữa tối thanh toán bằng hệ thống của công ty này.Giám đốc điều hành của “đế chế” thương mại điện tử Rakuten (Nhật Bản) cho rằng, tiền giấy và tiền xu sẽ sớm trở nên lỗi thời và trở thành vật sưu tầm như đĩa CD bây giờ.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận vấn đề an ninh cần được cải thiện để thúc đẩy các hình thức thanh toán không tiền mặt, đặc biệt sau các vụ tấn công mạng gần đây./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam và Thái Lan dẫn đầu khu vực về thanh toán không dùng tiền mặt
05:32' - 03/05/2019
Mạng tin Nikkei Asia Review đăng bài viết về xu hướng không dùng tiền mặt trong thanh toán ở Đông Nam Á, trong đó khẳng định Việt Nam và Thái Lan dẫn đầu khu vực về thanh toán không dùng tiền mặt.
-
Ý kiến và Bình luận
Thanh toán không dùng tiền mặt: Chờ sự đồng bộ
15:26' - 15/03/2019
Thanh toán không dùng tiền mặt hiện còn thiếu đồng bộ giữa các trung gian thanh toán và các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
-
Tài chính
"Trăm hoa đua nở" các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
10:38' - 01/11/2018
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, các hình thức thanh toán mới liên tục xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Tham tán Thương mại chỉ ra tín hiệu tích cực trong đàm phán thuế quan
20:46' - 28/04/2025
Ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ chỉ ra tín hiệu tích cực trong đàm phán thuế quan.
-
DN cần biết
Canada điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu
09:14' - 26/04/2025
Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia; trong đó, có Việt Nam.
-
DN cần biết
Nắm bắt xu hướng và giải pháp nổi bật trong lĩnh vực thương mại điện tử
14:34' - 25/04/2025
Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2025 là cơ hội để tập hợp những ý kiến, góp ý, chia sẻ, đề xuất, giải pháp để việc ứng dụng AI vào thương mại điện tử đạt kết quả cao hơn.
-
DN cần biết
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
20:28' - 24/04/2025
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
-
DN cần biết
Tổng thống Mỹ xem xét miễn trừ thuế quan đối với các nhà sản xuất ô tô
13:03' - 24/04/2025
Quyết định này được đưa ra sau nhiều tuần vận động hành lang tích cực từ các lãnh đạo ngành công nghiệp.
-
DN cần biết
Các doanh nghiệp bưu chính chuyển phát hoạt động xuyên lễ 30/4 - 1/5
10:04' - 23/04/2025
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, nhiều doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát vẫn tổ chức phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp xuyên kỳ nghỉ lễ.
-
DN cần biết
Việt Nam - Lào hướng tới quan hệ thương mại hiệu quả, bền vững
08:49' - 23/04/2025
4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Lào đạt 1,3 tỷ USD, tăng 112,6% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua Lào đạt 466,8 triệu USD, tăng 150,8% so với cùng kỳ 2024.
-
DN cần biết
Khai thác tiềm năng đầu tư kinh doanh vào Chile và Nam Mỹ
16:37' - 22/04/2025
Chile và Nam Mỹ là khu vực thị trường rộng lớn, nhiều dư dịa để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư, kinh doanh cũng như hợp tác phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tiếp tục cắt giảm thuế nhiên liệu
16:08' - 22/04/2025
Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết quyết định giảm một phần mức ưu đãi thuế được đưa ra sau khi cân nhắc các yếu tố như diễn biến gần đây của giá dầu mỏ, tình hình lạm phát và tác động đến tài chính công.