Thanh toán không tiền mặt: Tăng trưởng mạnh nhưng chưa bền vững
Tuy nhiên, để hành vi này trở thành thói quen vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Đó là thông tin tại hội thảo “Tiến tới quốc gia không tiền mặt”, do Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh ngày 19/11, trong khuôn khổ Chương trình Ngày không tiền mặt năm 2021.
Thay đổi tích cực, nhưng chưa bền vững
Dẫn chứng nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng triển khai vào tháng 8-9/2021 ở các quốc gia Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam, ông Lưu Tuấn Nghĩa, Giám đốc phát triển kinh doanh, mảng chấp nhận thanh toán Visa Việt Nam cho biết, kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra, thanh toán tiền mặt ngày càng giảm tại Việt Nam và sẽ còn tiếp tục giảm nhiều hơn nữa trong tương lai. Theo ông Nghĩa, người Việt ngày càng có nhiều thiện cảm đối với thanh toán không tiền mặt và đang cố gắng chuyển đổi hết các giao dịch sang hình thức thanh toán không tiền mặt. Bởi các phương thức thanh toán không tiền mặt thường nhanh, tiện lợi và quan trọng nhất là giúp giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Nghiên cứu cho thấy, có 84% người tiêu dùng cho biết họ đã lên kế hoạch hạn chế dùng tiền mặt và sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt thường xuyên hơn. Hơn 70% người tiêu dùng đã trải nghiệm không dùng tiền mặt và sử dụng các hình thức thanh toán số. Ngạc nhiên hơn, có hơn 20% số người quyết tâm không dùng tiền mặt có thể không dùng tiền mặt trong khoảng thời gian ít nhất một tháng. Đại dịch COVID-19 cũng tác động tích cực đến tần suất sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại. Số lượng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử ngày càng tăng và sự thay đổi trong loại hình ứng dụng giao dịch yêu thích. Theo khảo sát gần đây của hãng tư vấn McKinsey, người dùng Việt Nam được đánh giá có mức độ chấp nhận ngân hàng số, thanh toán số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực, tăng 41 điểm và đạt 82% trong năm 2021. Thực tế, thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 9 tháng năm 2021, giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 41,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 99% về số lượng và 139,8% về giá trị.Thanh toán trên thiết bị di động tại Việt Nam ghi nhận con số tăng trưởng rất mạnh mẽ, khi tăng 76,2% về số lượng và 88,3% về giá trị. Thanh toán qua Internet cũng tăng 51,2% về số lượng và 29,1% về giá trị.
Ngay cả kênh phân phối bán lẻ hiện đại cũng ghi nhận sự thay đổi khá tích cực liên quan đến thói quen thanh toán không tiền mặt ở Việt Nam trong thời gian qua.Theo ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, từ tỷ trọng 4% khách hàng thanh toán không tiền mặt khi mua hàng ở các siêu thị, cửa hàng của Saigon Co.op thì ngay trong dịch COVID-19 con số này tăng vọt lên 40%, thậm chí nhiều thời điểm lên đến 50%. Đây là con số mục tiêu mà Saigon Co.op dự kiến phải mất 3-4 năm nữa mới đạt được.
Tuy nhiên, ông Đức cũng cho rằng, con số tăng trưởng trên lại không bền vững, bởi ngay cả những người đi chợ hộ còn vẫn sử dụng tiền mặt để thanh toán dù người nhờ đi chợ chuyển khoản cho hộ. Trong khi đó, bản thân các nhà bán lẻ cũng chưa có sự chuẩn bị kỹ để bắt kịp cơ hội này. “Khi COVID-19 đi qua, tỷ lệ này nhanh chóng rớt về mức bình quân 10%. Sự thay đổi cho thấy thách thức để thói quen thanh toán không tiền mặt còn rất nhiều và cũng phản ánh tiền mặt trong dân… còn rất lớn”, ông Nguyễn Anh Đức cho biết. Khảo sát mới đây của Saigon Co.op chỉ ra những trở ngại đang ảnh hưởng đến thói quen này của người dùng. Theo đó, có đến 28% người dùng đánh giá thanh toán không tiền mặt chưa thực sự tiện lợi, trong khi các điểm chấp nhận thanh toán chưa nhiều, chưa đa dạng.Ngoài ra, 27% người dùng vẫn còn nhiều băn khoăn về các thông tin liên quan đến thanh toán không tiền mặt. Những băn khoăn này đòi hỏi vai trò của truyền thông cần phải được thúc đẩy nhiều hơn nữa. Đồng thời, cần bắt đầu từ những giá trị giao dịch nhỏ để có số lượng giao dịch lớn hơn, từ đó dần hình thành thói quen giao dịch không tiền mặt.
Tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái không dùng tiền mặt
Để thay thói quen không dùng tiền mặt của người dân, truyền thông, giáo dục tài chính vẫn đang được ngành ngân hàng chú trọng với các chương trình như "Tiền khéo tiền khôn", "Tay hòm chìa khóa" và cuộc thi "Hiểu đúng về tiền"… Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, giảm thiểu rủi ro cho người dân trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, từ đó thúc đẩy và phát triển tài chính toàn diện.
Về phía các ngân hàng thương mại cũng cho biết sẽ tận dụng cú hích COVID-19 để đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái không dùng tiền mặt. Theo Ngân hàng Nhà nước, có 95% tổ chức tín dụng đã có, đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Hiện có khoảng 80 ngân hàng triển khai dịch vụ Internet Banking, 44 ngân hàng cung cấp dịch vụ Mobile Banking, 45 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hơn 90.000 điểm thanh toán QR, gần 298.000 POS… Đặc biệt, vấn đề an ninh, an toàn trong thanh toán luôn được quan tâm; khách hàng được đặt là vị trí trung tâm ưu tiên trong việc quá trình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ; đồng thời, quyền lợi hợp pháp luôn được đảm bảo. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở ứng dụng công nghệ, tạo thuận lợi cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận được dịch vụ... Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn thiện, trình Chính phủ nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Fintech Sandbox) và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai.Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; thí điểm Mobile Money; tăng cường việc đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử...
Tham dự tại hội thảo, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh việc chuyển đổi số hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Điều này sẽ giúp tạo ra tác động kép, vừa góp phần phục hồi, tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện. Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; trong đó, xác định ngân hàng là lĩnh vực ưu tiên cần chuyển đổi trước.Thực tế thời gian qua, hoạt động chuyển đổi số ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nhất là hoạt động thanh toán đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.
Mới đây, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2015, đặt mục tiêu đưa thanh toán không dùng tiền mặt trở thành thói quen của người dân. Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan tập trung, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho các hoạt động chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là việc triển khai các mô hình cung ứng dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ mới. Phó Thủ tướng cũng lưu ý, Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục bám sát cũng như phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách và thực hiện đảm bảo an ninh an toàn, bảo vệ quyền chính đáng và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Đồng thời, tiếp tục chủ động triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền và giáo dục tài chính đến người dân, doanh nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết và yên tâm trải nghiệm sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt một cách an toàn. “Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong số những nội dung quan trọng trong của quá trình chuyển đổi số quốc gia. Nếu thực hiện tốt điều này sẽ tạo tiền đề giúp Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời gian tới”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt cùng Petrolimex
10:01' - 11/11/2021
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) chuẩn bị vận hành dự án Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) với thông điệp "Thanh toán thông minh - Lợi ích đồng hành".
-
Tài chính & Ngân hàng
Hà Nội kích hoạt “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021”
14:03' - 05/11/2021
Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức lễ kích hoạt sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021” cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực và người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025
19:42' - 28/10/2021
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
EIB và Santander hợp tác huy động hàng tỷ euro đầu tư ngành năng lượng gió châu Âu
10:25' - 16/02/2025
Cái "bắt tay" chiến lược này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và củng cố vị thế của châu Âu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
-
Ngân hàng
Nhận định xu hướng dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng
09:52' - 15/02/2025
Dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tăng mạnh đang phản ánh phần nào tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng biến động tiềm ẩn nhiều rủi ro.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga giữ nguyên lãi suất chủ chốt
09:02' - 15/02/2025
Hội đồng quản trị Ngân hàng trung ương Nga đã quyết định duy trì lãi suất chủ chốt ở mức 21%/năm.
-
Ngân hàng
Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác
16:05' - 14/02/2025
Khách hàng chuyển khoản vay từ các TCTD khác về Agribank với thủ tục thuận tiện, nhanh chóng và hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
-
Ngân hàng
Ngân hàng chủ động điều chỉnh ưu đãi cho người trẻ vay mua nhà lần đầu
15:15' - 14/02/2025
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tung ra gói vay đặc biệt mang tên “Ngôi nhà đầu tiên”, giúp người trẻ hiện thực hóa giấc mơ sở hữu căn nhà riêng.
-
Ngân hàng
Đồng euro biến động mạnh sau cảnh báo áp thuế của Mỹ
11:31' - 14/02/2025
Sự biến động của thị trường tiền tệ diễn ra trong bối cảnh các nhà kinh tế đang tranh luận gay gắt về tác động chung từ những chính sách của Tổng thống Trump đối với Eurozone và tỷ giá euro-USD.
-
Ngân hàng
VPBank tặng loa thông báo biến động số dư nhân dịp đầu xuân
09:02' - 14/02/2025
Trong tháng 2/2025, VPBank triển khai chương trình tặng 200 loa thông báo biến động số dư cho các khách hàng thay cho lời chúc năm mới 2025 phát tài, phát lộc đến các chủ cửa hàng, hộ kinh doanh.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 14/2: Giá USD hạ nhiệt
08:42' - 14/02/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.270 - 25.630 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 110 đồng đối với cả giá mua và bán so với sáng 13/2.
-
Ngân hàng
Mỹ: Fed còn nhiều việc phải làm để “hạ cánh mềm”
16:22' - 13/02/2025
Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, dữ liệu giá tiêu dùng mới nhất cho thấy mặc dù Fed đã đạt được tiến bộ đáng kể trong kiềm chế lạm phát nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.