Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm liên quan đến dự án điện mặt trời, năng lượng tái tạo
Ngày 25/12, Thanh tra Chính phủ ban hành thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Kết luận thanh tra đánh giá công tác quản lý thực hiện quy hoạch đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, giúp tăng sản lượng điện, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra hàng loạt tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và vi phạm liên quan đến việc bổ sung các dự án điện mặt trời, năng lượng tái tạo.
Bổ sung nhiều dự án không có quy hoạch
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công Thương đã phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện lực cấp tỉnh 114 dự án điện mặt trời với tổng công suất 4.166 MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016 - 2020; trong đó 92 dự án với tổng công suất 3.194 MW phê duyệt bổ sung riêng lẻ vào Quy hoạch phát triển điện lực của 23 tỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh xuất phát từ đề nghị của các chủ đầu tư.
Có tới 15 trong số 23 tỉnh nêu trên không quy hoạch đầu tư điện mặt trời trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh và không có quy hoạch điện mặt trời đến năm 2020 của 63 tỉnh, thành phố. Do đó, việc phê duyệt các dự án này là không có căn cứ pháp lý về quy hoạch.
Cũng theo cơ quan thanh tra, tổng công suất nguồn điện mặt trời đến năm 2020 được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh là 850 MW. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung riêng lẻ 54 dự án với tổng công suất 10.521 MW vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh xuất phát từ đề nghị của các chủ đầu tư, trong khi không lập Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia đến năm 2020 theo yêu cầu tại Quyết định 11/2017 của Thủ tướng. Vì vậy, việc phê duyệt 54 dự án này cũng là không có căn cứ pháp lý về quy hoạch. Thanh tra Chính phủ xác định, với việc phê duyệt 168 dự án điện mặt trời với tổng công suất 14.707 MW (cao gấp 17,3 lần so với tổng công suất được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh), trong đó đáng chú ý là phê duyệt riêng lẻ 137 dự án với tổng công suất 9.366 MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016 - 2020; tính đến cuối năm 2020, tổng công suất nguồn điện mặt trời nối lưới đã đầu tư thực tế là 8.642 MW, cao gấp 10,2 lần so với công suất đến năm 2020 được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh (850 MW), thậm chí vượt công suất quy hoạch đến năm 2025 (4.000 MW). Ngoài ra, nguồn điện mặt trời mái nhà cũng đã được đầu tư nhanh với công suất lớn (7.864 MW), nâng tổng công suất nguồn điện mặt trời lên thành 16.506 MW, cao gấp 19,42 lần so với công suất phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh.Điều này dẫn đến cơ cấu công suất nguồn điện mặt trời theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã tăng từ 1,4% lên 23,8%. Chưa kể, còn có 6 dự án/phần dự án (452,62 MW) đã hoàn thành nhưng chưa được vận hành thương mại.
Chuyển hồ sơ 8 vụ việc sang Bộ Công an
Thanh tra Chính phủ nhận định, nguồn điện mặt trời phụ thuộc vào thời tiết, tính ổn định thấp, do đó, việc đầu tư nhiều điện mặt trời nối lưới, tập trung chủ yếu ở khu vực các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên có phụ tải thấp, cần phải có phương án truyền tải để giải tỏa công suất.
Dù vậy, lưới điện đã không được đầu tư kịp thời, đồng bộ, dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, cơ cấu nguồn điện, vùng miền..., gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành hệ thống điện.
Những vi phạm nêu trên còn dẫn tới tổng công suất đặt nguồn điện mặt trời dự kiến vận hành thương mại trước năm 2020 đã ký hợp đồng mua bán điện là 5.088 MW, vượt xa mục tiêu Quy hoạch điện VII điều chỉnh (850 MW). Ngoài giá FIT trả cho chủ đầu tư, chi phí hệ thống tăng thêm ít nhất là 5,5 cents/kWh. Đáng chú ý là sự không đồng bộ giữa việc bổ sung quy hoạch từng dự án, không có quy hoạch tổng thể và không đồng bộ với lưới điện đi kèm - với tiến độ xây dựng các công trình lưới điện từ 3 - 5 năm, chậm hơn nhiều so với tiến độ vận hành của điện mặt trời, dẫn đến khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện, có khả năng gây quá tải cục bộ và trên diện rộng khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Gia lai, Đắk Lắk, buộc các nhà máy điện phải giảm phát. Thực tế trên cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, mất cân đối về cơ cấu nguồn điện, vùng miền, gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành hệ thống điện, gây lãng phí nguồn lực xã hội...Thanh tra Chính phủ xác định việc để xảy ra các vi phạm đã nêu thể hiện sự buông lỏng quản lý, có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Kết quả thanh tra chỉ ra rất nhiều vi phạm, vì vậy, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu 8 vụ việc để xem xét, điều tra xử lý theo quy định. Hiện, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận kiến nghị này của Thanh tra Chính phủ. Cũng theo thông báo kết luận, Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do có liên quan đến những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm nêu tại kết luận thanh tra.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và đồng bộ
20:00' - 15/12/2023
Chiều 15/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều giải pháp được đề xuất để triển khai Quy hoạch Điện VIII
19:31' - 07/12/2023
Để các dự án khí hóa lỏng triển khai kịp tiến độ rất cần sự chung tay các cấp, các ngành trong việc tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trên.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII bảo đảm không để thiếu điện
16:12' - 31/10/2023
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch điện, giá điện là nội dung giám sát trọng tâm
14:29' - 12/10/2023
Sáng 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về báo cáo kết quả tiến hành giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch điện VIII: Không sử dụng vốn đầu tư công cho các dự án nguồn điện
16:13' - 05/09/2023
Đến năm 2030 sẽ cần 134,7 tỷ USD đầu tư cho các dự án nguồn điện và các dự án sẽ không sử dụng vốn đầu tư công.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
16:01'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025
15:56'
Ngày 29/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58'
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động dự án điện hạt nhân: Xu hướng tất yếu, nâng tầm quốc gia
14:38'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, có điện hạt nhân sẽ đảm bảo an ninh năng lượng, nâng tầm vị thế quốc gia. Do đó cần xây dựng lộ trình, quy định rõ ràng, có chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
13:07'
Đại biểu Quốc hội đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Trung ương và được quyền chất vấn người đứng đầu cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động ở địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B
13:06'
Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.