Tháo gỡ khó khăn cho các dự án BOT điện của nhà đầu tư Nhật Bản
Ngày 15/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tiếp Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc toàn cầu Khối tài chính cơ sở hạ tầng và môi trường của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), ông Kazuhisa Yumikura.
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và ông Kazuhisa Yumikura trao đổi nhiều nội dung nhằm đẩy nhanh quá trình thu xếp vốn, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai một số dự án BOT trong lĩnh vực điện của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao JBIC là một định chế tài chính chính sách thuộc Chính phủ Nhật Bản, đã cung cấp nhiều khoản vay thúc đẩy FDI Nhật Bản vào Việt Nam, bên cạnh đó còn tài trợ trực tiếp thúc đẩy phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng khi các nhà đầu tư và xuất khẩu Nhật Bản tham gia. Trao đổi về các dự án BOT điện tại Việt Nam như Nghi Sơn 2, Vân Phong 1 và Vũng Áng 2 mà các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đầu tư, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định đây là các dự án quan trọng trong quy hoạch phát triển điện của Việt Nam, nhất là trong việc đóng góp cho phát triển kinh tế- xã hội.Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện nay các dự án BOT điện đang được triển khai theo đúng Quyết định của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam khuyến khích phát triển các dự án nhà máy điện có hiệu suất cao để đáp ứng các điều kiện được tài trợ vốn, và các quy định mới của OECD.
Cảm ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, ông Kazuhisa Yumikura, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc toàn cầu Khối tài chính cơ sở hạ tầng và môi trường của Ngân hàng JBIC bày tỏ ấn tượng trước những kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của Việt Nam cũng như những cơ hội phát triển trong những năm tiếp theo. Ông Kazuhisa Yumikura cho biết, thời gian qua, JBIC đã rất tích cực, hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong các lĩnh vực như hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển năng lượng, doanh nghiệp Nhật với công nghệ hiện đại đang phát triển rất tốt, mang lại hiệu quả lớn cho cả hai bên. Trong thời gian tới, JBIC mong muốn tiếp tục hỗ trợ tài chính để phát triển lĩnh vực này./.>>>Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 5 dự án giáo dục, y tế tại Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 5 dự án giáo dục, y tế tại Việt Nam
20:09' - 14/03/2018
Lễ ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở (GGP) của Chính phủ Nhật Bản cho 5 dự án thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục tại Việt Nam với tổng trị giá 403.601 USD đã diễn ra chiều 14/3.
-
DN cần biết
Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Nhật Bản
16:36' - 14/03/2018
Ngày 14/3, tại Tp. Hồ Chí Minh, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức cuộc họp “Liên lạc về thực phẩm” nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện môi trường làm việc
11:30' - 14/03/2018
Thời gian qua, Dự án WISE đã hỗ trợ xây dựng các tiêu chí để khảo sát người lao động cũng như các phương pháp thực hiện và bộ công cụ triển khai nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người lao động.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản là thị trường nhiều tiềm năng đối với ngành công nghệ thông tin Việt Nam
08:49' - 14/03/2018
Nhật Bản đang chứng kiến làn sóng mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam mở rộng đầu tư, kinh doanh vào thị trường của đất nước "Mặt trời mọc".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.