Tháo “nút thắt” hạ tầng để cảng biển Quảng Ngãi duy trì đà tăng trưởng
Những năm qua, các cảng biển khu vực miền Trung có sự tăng trưởng vượt bậc về sản lượng hàng hóa; trong đó có cảng biển khu vực Quảng Ngãi. Minh chứng cho điều này là dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng khu vực cảng biển này luôn có sự tăng trưởng hai con số và dự báo hàng hóa sẽ còn tăng trong thời gian tới, nếu được tháo gỡ các “nút thắt” về hạ tầng.
Ông Lê Văn Lương, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi (Cục Hàng hải Việt Nam) cho biết, sản lượng 3 tháng đầu năm 2022 của cảng biển khu vực Quảng Ngãi đã đạt khoảng trên 10 triệu tấn đáp ứng chỉ tiêu đề ra. Năm 2022, dự kiến tổng sảng lượng hàng hóa qua khu vực cảng biển Quảng Ngãi đạt trên 50 triệu tấn so với hơn 44 triệu tấn của năm 2021. Trước đó năm 2020, cảng biển khu vực Quảng Ngãi cũng đã hơn 34 triệu tấn hàng hóa thông qua.
“Nhu cầu bốc dỡ hàng hóa, vận tải biển của các doanh nghiệp hiện tại đang tăng cao, trong khi đó có nhiều doanh nghiệp sắp đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất; trong đó giai đoạn 2 của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát dự kiến có lượng hàng hóa qua cảng là 60 triệu tấn/năm. Vì vậy, nếu không khẩn trương đầu tư các bến cảng đúng tiến độ thì hàng hóa có nguy cơ ùn ứ trong thười gian ngắn nữa”, ông Lê Văn Lương nhìn nhận.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tốc độ phát triển Khu kinh tế Dung Quất, cảng biển nơi đây đang mặc "chiếc áo chật", chưa được đầu tư đúng theo quy hoạch gây khó khăn cho doanh nghiệp. Khu kinh tế Dung Quất sau hơn 20 năm hoạt động hiện nay chỉ có 8 bến cảng được đầu tư đưa vào hoạt động (gồm: 3 bến cảng tổng hợp và 5 bến cảng chuyên dùng (một bến cảng của Doosan, hai bến cảng của nhà máy Lọc dầu Dung Quất, bến cảng Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất và Ụ khô số 1 Nhà máy đóng tàu Dung Quất).
Trong số đó, cảng Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 200.000 tấn. Số cảng còn lại như cảng Hào Hưng - Quảng Ngãi, PTSC (Công ty cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC), Gemadept (Công ty cổ phần Gemadept) chỉ có thể đón tàu trọng tải 50.000 - 70.000 tấn. Do vậy việc đầu tư, mở rộng các bến cảng tại Khu kinh tế Dung Quất là rất cần thiết.
Mặt khác, trong 8 bến cảng đã đưa vào hoạt động thì thực tế hiện nay Khu kinh tế Dung Quất chỉ có ba cảng tổng hợp gồm: PTSC (Công ty cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC), Germadept, Hào Hưng- Quảng Ngãi. Các cảng này chủ yếu tiếp nhận tàu để xuất khẩu sản phẩm dăm gỗ (chiếm 90 - 95% hàng hóa qua cảng).
Đại diện Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất cho hay nhu cầu xuất nhập hàng hóa phục vụ sản xuất tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát - Dung Quất, cũng như phục vụ thi công giai đoạn 2 của dự án rất lớn. Trước tình hình Cảng Dung Quất quá tải, doanh nghiệp phải tốn hàng tỷ đồng mỗi năm để thuê thêm các cảng biển ngoài tỉnh để bốc dỡ hàng hóa.
Được biết, để giảm thiểu quá tải cho Cảng Dung Quất, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã giao cho PTSC sớm đầu tư hoàn thiện bến cảng tổng hợp số 4, 5. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư bến cảng này đang bị chậm, nếu hết ngày 30/6 tới mà doanh nghiệp này không triển khai, UBND tỉnh thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Trong khi đó, các bến cảng 6, 7, 8, địa phương đã giao cho Công ty cổ phần cảng tổng hợp Hòa Phát khẩn trương thi công đưa vào sử dụng. Đặc biệt, doanh nghiệp này đang xây cảng tổng hợp container Hòa Phát Dung Quất có công suất 5-6 triệu tấn/năm, tổng vốn gần 3.800 tỷ đồng. Dự kiến cảng tổng hợp container này sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2023. Việc này sẽ giúp giải quyết nhu cầu xuất nhập khẩu hàng container tại khu vực này,
Về đầu tư các tuyến đường kết nối, UBND tỉnh Quảng Ngãi đang đầu tư một loạt các tuyến đường kết nối chiều dọc và chiều ngang trong khu vực cảng.
“Như vậy với 11 cầu cảng hiện tại mà Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đang khai thác cùng với với 3 bến vừa được UBND tỉnh giao nếu doanh nghiệp này hoàn thành các bến này sớm thì hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát giai đoạn 2”, ông Lê Văn Văn Lương nhận định.
Về đơn giản các thủ tục hành chính trong lĩnh vực cảng biển, ông Lê Văn Lương cho hay, thời gian vừa qua với việc cải cách hành chính đã được cảng vụ triển khai rất mạnh, các thủ tục chấp thuận cho các hoạt động của doanh nghiệp tại khu vực cảng theo quy định đa số được triển khai trực tuyến. Thời gian để hoàn thành thủ tục tàu đến, rời cảng khoảng 15 phút/hồ sơ thay vì từ 30-40 phút như trước đây.
Về triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021 đối với Cảng biển Quảng Ngãi, ông Lê Văn Lương, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi cho biết, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam đang phối hợp với tỉnh Quảng Ngãi để sớm triển khai chi tiết quy hoạch trên, qua đó góp phần vào sự phát triển cảng biển khu vực Quảng Ngãi nói riêng cũng như cả khu vực miền Trung.
Theo các chuyên gia kinh tế, là 1 trong 5 tỉnh, thành phố của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thời gian qua Quảng Ngãi đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong vùng xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án nhằm phát triển vùng.
Thế mạnh lớn nhất của Quảng Ngãi chính là phát triển công nghiệp tập trung xây dựng tại Khu kinh tế Dung Quất, tiếp giáp Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan; tiếp giáp Sân bay Chu Lai; có cảng nước sâu Dung Quất với khả năng tiếp nhận tàu đến 200.000 DWT.
Tại Khu kinh tế Dung Quất nằm ven biển của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có những con “sếu đầu đàn” như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất; Công ty công nghiệp Doosan Vina; Công ty TNHH Hệ thống điện GE.... Đa số các sản phẩm xuất khẩu đều tăng; trong đó có các sản phẩm tăng mạnh như: Nguyên liệu giấy dăm gỗ và may mặc, sợi bông…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị Nhóm công tác giao thông hàng hải ASEAN
18:08' - 07/03/2022
Cục Hàng Hải Việt Nam vừa thông tin, trong hai ngày 9-10/3 tới đây, Hội nghị Nhóm công tác giao thông hàng hải (MTWG) sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Có 7/10 tuyến luồng hàng hải đang thanh quyết toán công trình
17:54' - 27/12/2021
Ngày 27/12, đại lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho biết trong 10 tuyến luồng nằm trong kế hoạch thực hiện 2 năm, có 7 tuyến luồng hàng hải đang hoàn thiện thủ tục thanh quyết toán công trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị cân nhắc đầu tư 3 cầu cảng mới tại cảng Chân Mây
12:25' - 21/11/2021
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải tham gia góp ý về chủ trương xây dựng mới 3 cầu cảng tại khu bến Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế).
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.