The Economist nhận định về giải pháp cho tình trạng thiếu chip toàn cầu
Tình trạng thiếu hụt chip đã làm tăng giá trị của các công ty như Nvidia, khi chip của công ty này được sử dụng cho nhiều sản phẩm, từ trò chơi điện tử đến các trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, thời điểm người bán kinh doanh phát đạt thường đồng nghĩa với việc người mua đang trong giai đoạn khó khăn.
Các nhà sản xuất ôtô là một trong những "nạn nhân" chịu tác động nhiều nhất của tình cảnh thiếu chip trên toàn cầu. Lợi nhuận của Ford, nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Mỹ, đã giảm một nửa trong quý gần đây nhất, do bị ảnh hưởng của tình trạng thiếu chip.
Các nhà phân tích ước tính trong năm nay sản lượng của ngành công nghiệp ô tô sẽ giảm khoảng 5 triệu xe do thiếu linh kiện bé nhỏ này. Các nhà sản xuất ôtô không phải là công ty duy nhất bị tác động. Các hãng công nghệ như Apple và Microsoft cũng cảnh báo rằng họ sẽ bị ảnh hưởng. Các chính trị gia cũng đang bị cuốn vào.
Tình trạng thiếu hụt chip là kết quả của việc nhu cầu tăng đột biến. Sản xuất chip là một hoạt động kinh doanh theo chu kỳ, đã tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua khi máy tính len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội. Xu hướng này đã gia tăng mạnh mẽ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Trong giai đoạn phong tỏa, người tiêu dùng tăng cường mua sắm trực tuyến, đăng nhập vào các cuộc họp từ xa và bỏ ra hàng giờ cho việc phát video và chơi trò chơi điện tử trực tuyến. Kết quả là nhu cầu về chip cho các trung tâm dữ liệu và các thiết bị phục vụ cho các hoạt động nói trên tăng vọt. Điều này khiến cho các nhà máy không kịp thực hiện các đơn đặt hàng.
Cuộc khủng hoảng chip đã gây ra nhiều tác động, trong đó đầu tiên là sự bùng nổ về đầu tư. Các nhà sản xuất lớn như Intel, Samsung và TSMC đang có kế hoạch chi hàng trăm tỷ USD để tăng công suất sản xuất trong vài năm tới. Bên cạnh đó, khách hàng của ngành công nghiệp chip cũng đang thích ứng.
Khi nhu cầu sụp đổ trong thời kỳ đầu đại dịch, các nhà sản xuất ôtô đã cắt giảm đơn đặt hàng với các nhà sản xuất chip. Quy mô và tầm ảnh hưởng của ngành công nghiệp ôtô đã làm cho ngành này quen với việc đặt hàng các nhà cung cấp gần kề. Nhưng khi nhu cầu phục hồi, ngành công nghiệp này thấy mình đứng ở cuối hàng, bởi việc sản xuất chip mất nhiều thời gian và sự cạnh tranh từ ngành công nghệ thậm chí còn lớn và có ảnh hưởng hơn.
Việc lâm vào thế kẹt khi thiếu hụt chip trầm trọng đã thúc đẩy các nhà sản xuất ôtô kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn cung các bộ phận và linh kiện quan trọng. Nối gót Tesla, Volkswagen đã công bố kế hoạch tự phát triển chip hỗ trợ người lái.
Các công ty khác đang tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nhà sản xuất chip. Toyota đã vượt qua sự thiếu hụt tương đối tốt, một phần nhờ việc cắt giảm đơn đặt hàng chậm hơn khi đại dịch bắt đầu xảy ra.
Trong tháng Sáu, Robert Bosch, một nhà cung cấp phụ tùng ô tô lớn, đã cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất chip trị giá 1 tỷ euro (1,2 tỷ USD) ở Dresden. Các chuỗi cung ứng được thiết kế lại sẽ có được sự vận hành linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt chip cũng làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc về công nghệ. Mỹ đang có kế hoạch chi hàng tỷ USD để thu hút các nhà sản xuất chip từ Đông Á quay về Mỹ. Châu Âu muốn tăng gấp đôi thị phần của mình trong sản xuất chip toàn cầu, lên 20% vào năm 2030. Ngay cả Anh cũng tuyên bố rằng số phận của một nhà máy sản xuất chip nhỏ ở Wales là vấn đề an ninh quốc gia.
Có một số lập luận cho rằng chip đang chiếm lĩnh vị thế từng được gọi là "vị trí chỉ huy" của nền kinh tế theo cách mà các nhà máy lọc dầu hay các nhà máy sản xuất ô tô đã làm trong thế kỷ XX. Đặc biệt, việc tập trung sản xuất chip ở Đài Loan (Trung Quốc) là một rủi ro địa chính trị.
Tuy nhiên, như các chính phủ của thế kỷ trước đã nhận thấy, trợ cấp dẫn đến tình trạng thừa công suất và thừa thãi hàng hóa và cuối cùng dẫn đến việc phải chi thêm tiền của dân để hỗ trợ các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh. Sự thiếu hụt chip cơ bản là một vấn đề mà lĩnh vực này có thể tự giải quyết, điều chỉnh và chính phủ không nhất thiết phải đóng vai trò "giải cứu"./.
- Từ khóa :
- chip
- bán dẫn
- thiếu hụt chip
- khủng hoảng chip
- intel
- samsung
- TSMC
Tin liên quan
-
Kinh tế số
Thiếu hụt chất bán dẫn tạo ra những “cơn địa chấn” toàn cầu khi nào kết thúc?
09:24' - 02/08/2021
Sự thiếu hụt chất bán dẫn đã tạo ra những “cơn địa chấn” trên khắp các nền kinh tế toàn cầu, bóp nghẹt nguồn cung của mọi thứ từ ô tô đến tai nghe.
-
Công nghệ
Pháp: Thiếu hụt chip bán dẫn làm chậm hoạt động sản xuất công nghiệp
19:42' - 05/07/2021
Cơ quan thống kê quốc gia Pháp (INSEE) ngày 5/7 công bố số liệu cho thấy tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn làm chậm lại hoạt động sản xuất công nghiệp tại nước này.
-
Công nghệ
Malaysia thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp bán dẫn nước ngoài
08:09' - 01/07/2021
Austria Technologie & Systemtechnik AG (AT&S) của Áo có kế hoạch đầu tư 8,5 tỷ ringgit (2 tỷ USD) để xây dựng một nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại Malaysia, nhà máy đầu tiên ở Đông Nam Á của AT&S.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.