"Thế giằng co" trên thị trường năng lượng châu Âu
Theo tờ Liên hợp buổi sáng, Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sau cuộc họp hôm 2/9 đã tuyên bố đang thành lập một liên minh nhập khẩu dầu mỏ để áp trần giá dầu và khí đốt tự nhiên của Nga vào cuối năm nay.
Ngay lập tức, Nga tuyên bố đóng van đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), cắt đứt việc cung ứng khí đốt tự nhiên cho châu Âu. Giá bán buôn khí đốt tự nhiên của châu Âu lập tức tăng 30%, tỷ giá hối đoái giữa đồng euro và đồng USD cũng trượt xuống dưới tỷ lệ 1 euro đổi 1 USD, ghi nhận mức thấp nhất trong 20 năm qua.Xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên là nguồn thu ngân sách chủ yếu của Nga, trong khi đó châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng của Nga. Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, trong số những lệnh trừng phạt kinh tế mà các nước phương Tây nhằm vào Nga cũng như biện pháp đáp trả của Nga, năng lượng đã trở thành công cụ chiến lược.Châu Âu sắp bước vào mùa Đông, khi nhu cầu năng lượng tăng cao. Việc Nga đóng van đường ống dẫn khí đốt tự nhiên sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu hụt năng lượng của "Lục địa Già", đồng thời đẩy cao giá năng lượng và lạm phát toàn cầu. G7 do 7 quốc gia công nghiệp phát triển trên thế giới hình thành, các thành viên bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Canada, Pháp và Italy. Tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào cuối tháng Sáu, các nhà lãnh đạo G7 đồng ý thảo luận sâu về việc áp trần giá dầu thô và sản phẩm dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển của Nga, tuy nhiên không có phương án và thời gian cụ thể. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 tuần trước nhấn mạnh rằng thời gian áp trần giá dầu mỏ của Nga sẽ thống nhất với các biện pháp thực hiện liên quan đến vòng trừng phạt thứ 6 của Liên minh châu Âu (EU). Điều này đồng nghĩa là G7 sẽ bắt đầu áp trần giá đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga từ tháng 12 tới đây. Khoảng 95% tàu chở dầu trên toàn cầu do các công ty môi giới ở London và một số công công ty ở lục địa Á-Âu bảo lãnh. Các Bộ trưởng Tài chính G7 nhấn mạnh, trừ khi giá bán dầu thô và sản phẩm dầu mỏ của Nga ở dưới ngưỡng thiết lập, nếu không các khách hàng mua dầu mỏ của Nga sẽ không thể nhận được bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đường biển và tài trợ vốn.Tuy nhiên, các nước châu Âu phụ thuộc cao vào nguồn cung dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga. Theo thống kê, trước khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, Nga cung cấp 41% nhu cầu khí đốt tự nhiên, 46% nhu cầu than đá và 27% nhu cầu dầu mỏ cho EU.Sau khi căng thẳng Nga-Ukraine bùng phát, nguồn cung năng lượng của các nước châu Âu thiếu hụt khiến giá điện leo thang. Tháng Bảy năm nay, tỷ lệ lạm phát của các nước EU lên đến 9,8%, cao hơn nhiều so với mức 2,5% của cùng kỳ năm 2021.
Mặc dù các nước châu Âu nỗ lực tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga về năng lượng, bao gồm quay lại sử dụng điện than và điện hạt nhân, đồng thời tăng tốc sử dụng năng lượng tái tạo, tuy nhiên vẫn không thể giải quyết ngay vấn đề.Các lệnh trừng phạt kinh tế khiến cho chuỗi cung ứng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên bị cản trở, đẩy cao giá dầu thô và khí đốt tự nhiên, đồng thời cũng "pha loãng" thiệt hại của các biện pháp trừng phạt đối với kinh tế Nga.
Tháng Sáu năm nay, công ty công nghiệp khí đốt tự nhiên Nga (Gazprom) đã cắt giảm 60% lượng khí vận chuyển với lý do Đức không kịp thời chuyển giao cho Nga linh kiện đường ống dẫn khí đốt tự nhiên gửi đến bảo trì ở Canada. Dưới sự điều phối khẩn cấp của Chính phủ Đức, mặc dù tuyến đường ống Nord Stream đã nối lại việc cung cấp khí, nhưng khối lượng giảm xuống còn 20% công suất.Tuần trước, Nord Stream 1 dự kiến vận hành trở lại vào ngày 3/9 sau 3 ngày bảo dưỡng, nhưng Nga tuyên bố do tua bin rò rỉ dầu nên đường ống tiếp tục đóng cho đến khi vấn đề được giải quyết. Động thái này của Nga được phía châu Âu nhận định là động thái đáp trả quyết định hạn chế giá dầu Nga của Mỹ và châu Âu.Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh, muốn đường ống Nord Stream 1 khôi phục hoàn toàn việc cung cấp khí, thì trước hết các nước phương Tây phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.
Căng thẳng Nga-Ukraine đang ở trạng thái giằng co, Mỹ và các nước EU không thể dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế. Bên cạnh việc áp đặt giá dầu xuất khẩu của Nga, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhấn mạnh, châu Âu cũng phải áp giá trần đối với đường ống dẫn khí đốt tự nhiên của Nga. Bên cạnh đó, Nga sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp đáp trả cho đến khi các lệnh trừng phạt kinh tế chấm dứt. Vì vậy, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu có thể tiếp tục tồi tệ hơn, giá điện cũng có thể tiếp tục gia tăng. Giá khí đốt tự nhiên và giá điện tương lai của châu Âu đã tăng 10 lần so với năm trước.Giá điện cao đã làm trầm trọng thêm gánh nặng của các gia đình, chi phí sinh hoạt tăng cao đã ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội. Ngoài ra, việc này cũng tác động đến sản xuất công nghiệp, không ít hoạt động sản xuất tiêu hao nhiều năng lượng bị buộc phải giảm sản lượng hoặc ngừng sản xuất, từ đó ảnh hưởng hơn nữa đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu làm trầm trọng thêm mâu thuẫn địa chính trị toàn cầu, đồng thời có thể khiến lạm phát toàn cầu neo ở mức cao. Điều này buộc các nền kinh tế chủ chốt phải áp dụng biện pháp tăng lãi suất mạnh mẽ, dẫn đến rủi ro suy thoái kinh tế. Do đó, không thể xem nhẹ nguy cơ đình lạm (chỉ hiện tượng nền kinh tế đình đốn trong khi lạm phát cao) dưới tác động cộng hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Pháp cảnh báo châu Âu có thể đối mặt với suy thoái
21:28' - 09/09/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy cảnh báo châu Âu có thể phải đối mặt với một cuộc suy thoái vào năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Thủ tướng Anh hoàn thiện kế hoạch trợ cấp chi phí năng lượng
12:18' - 08/09/2022
Tân Thủ tướng Anh Liz Truss hôm 7/9 đã chuẩn bị các chi tiết cuối cùng của kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí năng lượng.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn năng lượng ENI mua lại hoạt động kinh doanh của BP tại Algeria
10:36' - 08/09/2022
Ngày 7/9, Tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ ENI của Italy thông báo đã mua lại hoạt động kinh doanh của Tập đoàn dầu khí BP (Anh) tại Algeria.
-
Kinh tế Thế giới
EC đề xuất “5 biện pháp khẩn cấp” để giảm giá năng lượng
08:23' - 08/09/2022
Ngày 7/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đề xuất “5 biện pháp khẩn cấp” mà EU có thể giải quyết tình trạng giá năng lượng tăng cao và bảo vệ người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.