Thế giới chưa thể hết phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch
Chuyên gia Romain Ioualalen thuộc tổ chức Oil Change International đánh giá trong năm 2021, thế giới đã chứng kiến những diễn biến phản ánh một cách rõ ràng rằng đây là một ngành không có tương lai.
Tháng 5 vừa qua, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo cần lập tức chấm dứt hoạt động đầu tư mới cho các dự án năng lượng hóa thạch nếu thế giới muốn đạt mục tiêu đưa phát thải carbon ròng về 0 vào năm 2050 và níu giữ cơ hội để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C.
Đây được coi là một nhận định mang tính cách mạng của một tổ chức vốn được thành lập sau cú sốc dầu mỏ năm 1970 để đảm bảo an ninh năng lượng. Tiếp đó, phải kể đến sự kiện quan trọng khác trong năm 2021 là tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra ở Glasgow (Anh), nhiều quốc gia đã nhất trí loại bỏ sản xuất dầu và khí đốt.
Những diễn biến tại hội nghị đã phản ánh một điều rằng nội dung này không còn là một điều cấm kỵ tại các hội nghị quốc tế. Và cũng tại hội nghị này, nhiên liệu hóa thạch, vốn chiếm 80% năng lượng tiêu thụ - được đề cập đến một cách rõ ràng là nguyên nhân chi phối tình trạng biến đổi khí hậu, một quan điểm bị tránh đề cập khi các nước thảo luận và đi đến ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2015.
Tuy nhiên, theo chuyên gia năng lượng Moez Ajmi, thuộc Công ty EY, mặc dù về nhận thức, từ nhiều năm trở lại đây ngày càng nhiều ý kiến cho rằng ngành dầu mỏ đang đi đến đoạn kết nhưng trên thực tế, thế giới vẫn chưa sẵn sàng vì còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng này.
IEA cũng tin rằng nhu cầu dầu mỏ vẫn tiếp tục tăng và sẽ đạt mức trước đại dịch COVID-19 là khoảng 100 triệu thùng/ngày vào năm 2022. Lãnh đạo Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammed Barkindo cũng không tán đồng với quan điểm rằng dầu khí đã là quá khứ và chấm dứt hoạt động đầu tư mới vào dầu khí là sai hướng.
Chủ tịch Tập đoàn TotalEnergies của Pháp, Patrick Pouyanne, tin rằng khi nhận thức thay đổi thì quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra nhưng còn cần nhiều thời gian. Cũng theo ông Pouyanne, nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm xuống vì người tiêu dùng được tiếp cận với các sản phẩm mới như xe điện.
Theo ông, vấn đề chuyển đổi đang bị tiếp cận sai hướng, thay vì tập trung vào giảm cung dầu mỏ thì nên tập trung vào thay đổi thị hiếu người tiêu dùng. Theo đó, nhu cầu dầu mỏ sẽ giảm khi người tiêu dùng có thêm lựa chọn sản phẩm mới như các loại xe điện.
Theo BloombergNEF, trong nửa đầu năm 2021, xe điện chiếm 7% tổng doanh số bán ô tô toàn cầu. Mặc dù đây vẫn là một tỷ lệ nhỏ, nhưng triển vọng gia tăng trong tương lai là rất lớn.
Các chuyên gia tin rằng năm 2022 sẽ là thực sự là năm của "chuyển đổi" khi thế giới đầu tư nhiều hơn cho năng lượng gió và năng lượng mặt trời cũng như công nghệ thu hồi khí thải carbon từ các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Các tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ như ExxonMobil và Chevron sau thời gian dài trì hoãn thì cuối cùng cũng đã công bố các khoản đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng.
Chuyên gia Ioualalen của Oil Change International tin rằng mặc dù triển vọng về nền kinh tế phi carbon vẫn còn xa, nhưng chính những khoản đầu tư vào hệ thống năng lượng được thực hiện ngày nay sẽ đưa thế giới đến đích./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bài toán năng lượng trong thời đại mới
16:43' - 24/12/2021
Một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đặt ra một bài toán chưa từng có đối với thế giới trong việc vừa giải tỏa “cơn khát” nhiên liệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất cơ chế hỗ trợ mạnh hơn cho năng lượng tái tạo
18:30' - 23/12/2021
Theo các chuyên gia, chính phủ cần có các cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ hơn để thực sự tạo bệ phóng cho năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ khủng hoảng tại Anh vì giá năng lượng cao
08:18' - 23/12/2021
Các công ty năng lượng tại Anh cảnh báo giá gas và điện bán buôn tăng mạnh đang có nguy cơ tạo ra một “cuộc khủng hoảng quốc gia” ở Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Năng lượng hạt nhân có thể "hồi sinh" ở châu Âu?
06:30' - 18/12/2021
Để có thể đạt được các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng, năng lượng hạt nhân là một lựa chọn mà nhiều nước châu Âu đang nhắm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước EU bất đồng về chính sách năng lượng
10:57' - 17/12/2021
Cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc mà không có thỏa thuận về bất kỳ vấn đề năng lượng nào, sau khi các quan chức không thể thống nhất về một văn bản cuối cùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.