Thế giới ghi nhận hơn 14 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 20h30 ngày 19/7 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 14.460.376 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 605.733 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi là 8.644.892 người.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh với 3.834.373 ca nhiễm và 142.881 ca tử vong; tiếp đó đến Brazil với 2.075.246 ca nhiễm và 78.817 ca tử vong; Ấn Độ 1.080.194 ca nhiễm và 26.842 ca tử vong.
Tại châu Mỹ, khu vực điểm nóng dịch bệnh, Bộ Y tế Mexico thông báo thêm 7.615 ca mắc trong 24 giờ. Đây là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất ở Mexico kể từ khi dịch bùng phát tại nước này. Tổng số ca mắc ở Mexico đến nay là 338.913 ca.
Số ca tử vong thêm 578 ca, lên 38.888 ca. Bộ Y tế Chile cho biết có thêm 2.185 ca nhiễm và 98 ca tử vong ở nước này trong 24 giờ, nâng tổng số ca mắc lên 328.846 và 8.445 ca tử vong.
Tại châu Á, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 543 ca tử vong và 38.902 ca nhiễm mới, theo đó ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới cao nhất kể từ dịch COVID-19 bùng phát tại nước này.
Nước này đang trong giai đoạn hai nới lỏng các biện pháp phòng dịch, mặc dù một số biện pháp hạn chế vẫn có hiệu lực tại vùng khống chế COVID-19. Các chuyến bay thương mại quốc tế đến và đi từ Ấn Độ ngừng khai thác đến ngày 31/7.
Bộ Y tế Indonesia công bố số ca mắc tăng thêm 1.639 ca trong 1 ngày, lên 86.521 ca và số ca tử vong tăng thêm 127 ca lên 4.143 ca. Trong khi đó, thêm 2.133 ca được chữa khỏi và xuất viện, nâng tổng số ca bình phục lên 45.401 ca.
Singapore thông báo thêm 257 ca mắc, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 47.912 ca, trong đó có 27 ca tử vong.
Cùng ngày, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) công bố một số biện pháp phòng dịch mới trong bối cảnh các ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng chưa rõ nguồn gốc ở đặc khu này những ngày gần đây tăng mạnh và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo các quy định mới, gần 180.000 viên chức chính quyền sẽ được sắp xếp làm việc tại nhà kể từ ngày 20/7. Chính quyền sẽ chỉ cung cấp các dịch vụ công cộng khẩn cấp và thiết yếu.
Tất cả mọi người dân đều phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng; tiếp tục kéo dài thêm 1 tuần quy định các nhà hàng phục vụ ăn sáng và trưa chỉ được sắp xếp tối đa 4 khách/bàn, và chỉ được bán đồ ăn mang về từ 18h đến 5h.
Kể từ khi bùng phát làn sóng dịch mới vào đầu tháng 7 tại Hong Kong, có 519 ca đã được xác nhận, trong đó 411 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 108 ca “ngoại nhập”.
Tổng số ca mắc COVID-19 kể từ khi bùng phát dịch hồi tháng 1 là 1.778 ca, trong đó có 12 ca tử vong.
Chiều 19/7, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Hong Kong (CHP) công bố hơn 100 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, đây là số ca được ghi nhận cao kỷ lục tính theo ngày.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết từ ngày 20/7 sẽ nới lỏng một số biện pháp hạn chế đối với các cơ sở công cộng tại vùng thủ đô Seoul khi tốc độ lây lan của dịch bệnh dường như đang chậm lại, theo đó những cơ sở như bảo tàng, triển lãm và thư viện được phép mở cửa trở lại.
Cơ quan y tế cũng yêu cầu các cơ sở công cộng được phép mở cửa lại cài đặt hệ thống đăng ký khách tham quan điện tử dựa trên công nghệ xác minh mã QR và hạn chế lượng khách tham quan cùng một thời điểm để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Tuy nhiên, 12 loại hình hoạt động có mức rủi ro lây nhiễm cao, trong đó có các quán karaoke và quán bar, vẫn được yêu cầu tuân thủ các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt của chính phủ.
Tại châu Âu, nhà chức trách vùng Catalonia của Tây Ban Nha bổ sung 3 thành phố vào danh sách khuyến cáo hạn chế đi ra khỏi nhà, giữa lúc số ca mắc tiếp tục gia tăng ở vùng này.
Theo đó, nhà chức trách khuyến cáo hơn 96.000 người dân ở các thành phố Figueres và Vilafant thuộc tỉnh Girona, và thành phố Sant Feliu de Llobregat gần Barcelona không đi ra ngoài nếu không có việc cần thiết.
Theo số liệu của cơ quan y tế vùng Catalonia, vùng này hiện ghi nhận hơn 1.200 ca mắc mỗi ngày.
Hội nghị bất thường của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) đã kéo dài sang ngày thứ ba để thảo luận về kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Sau 2 ngày thảo luận, các lãnh đạo vẫn bất đồng về kế hoạch này và có nguy cơ không đạt thỏa thuận do vấp phải sự phản đối của Hà Lan và các nước đồng minh gồm Áo, Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển.
Tại châu Đại Dương, nhà chức trách bang Victoria - bang đông dân thứ hai ở Australia, thông báo người dân ở thành phố Melbourne của bang này sẽ phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, trong bối cảnh bang này ngày 19/7 ghi nhận 363 ca mắc mới. Những người không tuân thủ quy định đeo khẩu trang sẽ bị phạt 200 AUD (khoảng 140 USD).Như vậy, Melbourne là địa phương đầu tiên ở Australia áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang để phòng dịch COVID-19.
Đến nay, Australia ghi nhận tổng cộng khoảng 11.800 ca mắc và 121 ca tử vong. Bang Victoria ghi nhận gần 3.000 ca mắc và 38 ca tử vong./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ các chuyến bay đến Iran và Afghanistan
21:04' - 19/07/2020
Ngày 19/7, Bộ Giao thông Thổ Nhĩ Kỳ thông báo nước này đã tạm ngừng nối lại chuyến bay đến Iran và Afghanistan nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Việt Nam ghi nhận một ca mắc COVID-19 mới, được cách ly ngay sau nhập cảnh
18:41' - 19/07/2020
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính từ 6h đến 18h ngày 19/7, Việt Nam ghi nhận một ca mắc COVID-19 mới, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56' - 02/07/2025
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29' - 02/07/2025
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18' - 02/07/2025
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.