Tại sao các doanh nghiệp Mỹ phản đối hồ sơ khí hậu của Tổng thống Trump?
Tổng thống Trump ngày 1/6 thông báo Mỹ rút khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu, được ký kết 18 tháng trước đó nhân thượng đỉnh COP 21 ở Paris. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông đại diện cho quyền lợi của công dân Mỹ chứ không phải cho Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Các doanh nghiệp lớn nhất tại Mỹ, từ Apple đến Tesla, từ tổng giám đốc tập đoàn giải trí Disney, đến lãnh đạo công ty nặng ký trong trong ngành hóa chất Dow Chemical đều giữ khoảng cách và chống đối việc Mỹ bỏ cuộc trên hồ sơ khí hậu.
Những doanh nghiệp khổng lồ như tập đoàn sản xuất dầu mỏ ExxonMobil và các nhà sản xuất than cũng ngay lập tức đề nghị ông Trump ngừng rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris.
Câu hỏi đặt ra là tại sao những cây đại thụ của nền công nghiệp Mỹ như công ty điện lực General Electric, hãng nước ngọt Coca Cola hay tập đoàn xe hơi General Motors lại phản đối quyết định này của Tổng thống Trump?
Đơn giản là vì các công ty Mỹ đã đầu tư rất nhiều để tiến hành "cuộc cách mạng năng lượng xanh". Trong số này phải kể đến những tên tuổi hàng đầu của nền công nghiệp Mỹ như Coca Cola, hay General Electric. Theo thứ tự, cả hai đã cam kết giảm 25% và 20% lượng khí thải carbon từ nay đến năm 2020.
Một người khổng lồ khác là Apple thì hứa sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong các hoạt động trên lãnh thổ Mỹ. Để đạt được những mục tiêu đầy tham vọng như vậy, các công ty Mỹ đã đầu tư hàng tỷ đô la và không một ai muốn bị mất khoản vốn đã chi ra đó.
Một yếu tố khác quan trọng không kém là khách hàng của một số hãng Mỹ ngày càng quan tâm đến môi trường và muốn sang trang thời kỳ năng lượng hóa thạch. Ý thức này phần nào được giải thích vì giá thành của năng lượng tái tạo trong ba năm trở lại đây đã giảm đi đáng kể.
Ngược lại thì đầu tư vào công nghệ than, hay dầu mỏ lại không có lợi bằng, theo như giải thích của chủ tịch tổng giám đốc tập đoàn năng lượng Duke Energy trên tờ Wall Street Journal gần đây. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp của Mỹ đều quyết tâm chống biến đổi khí hậu.
Hiệp hội API bao gồm hơn 600 doanh nghiệp trong ngành dầu khí vẫn không tin vào những lập luận chứng minh rằng Trái đất đang ấm lên, đồng thời cho rằng công nghệ dầu mỏ, than đá và khí đá phiến ở Mỹ vẫn có nhiều triển vọng được phát triển thêm nữa.
Theo nhà chiến lược Ford O'Connell của đảng Cộng hòa, nếu ông Trump thông qua Hiệp định Paris, điều đó sẽ là một "cái tát trời giáng" đối với những người đã đưa ông lên nắm quyền. Tại Nhà Trắng, ông Trump tuyên bố rằng Mỹ đã "thoát khỏi" Hiệp định Paris.
Ông O'Connell nói: "Điều này giúp Tổng thống có được nền tảng chính trị vững chắc được xây dựng bởi chính những người đã đưa ông lên nắm quyền”.
Nhà chiến lược Brad Bannon của đảng Dân chủ cho rằng ông Trump không quá quan tâm đến những chỉ trích về quyết định của ông. Ông chỉ làm theo điều mà ông cho là đúng. Tuy ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu không phải là ưu tiên hàng đầu của nước Mỹ, nhưng ông Bannon vẫn cho rằng ông Trump sẽ gặp phải những bất lợi khi đưa ra quyết định này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu
12:37' - 15/06/2017
Ngành nông nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển ngành theo hướng tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều bất đồng giữa Mỹ và các đối tác trong G7 về biến đổi khí hậu
10:02' - 12/06/2017
Quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu đã gây chia rẽ giữa Mỹ và các đối tác của Washington trong ngày làm việc đầu tiên tại Hội nghị Bộ trưởng Môi trường G7.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Ra mắt liên minh ủng hộ Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu
12:11' - 06/06/2017
Gần 1.000 doanh nhân và quan chức Chính phủ Mỹ, do cựu Thị trưởng New York Mike Bloomberg đứng đầu, tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Dư luận Mỹ phản ứng với quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu
09:42' - 02/06/2017
Các nhà lãnh đạo các thành phố Mỹ đã lên tiếng phản đối quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu của Tổng thống Donald Trump.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.