Thế giới tiếp tục đối mặt với tình trạng dư cung đường trong niên vụ 2017/2018
Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết như vậy.
IMF ước tính sản lượng đường của Ấn Độ trong niên vụ 2017-2018 (kết thúc vào tháng 9/2018) sẽ cao hơn niên vụ trước 40%. Tổ chức này còn cho biết các nguồn cung dồi dào từ Brazil và châu Âu trong niên vụ 2018/19 cũng có thể sẽ dẫn đến một niên vụ nữa thế giới rơi vào tình trạng dư cung đường.
Những con số dự đoán về tình hình sản lượng đường trên toàn cầu càng làm gia tăng sự bất ổn mà ngành đường Ấn Độ đang phải đối mặt trong bối cảnh nước này đang tìm cách vực dậy giá đường. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất đường Ấn Độ (ISMA), giá đường đã phải chịu áp lực lớn trong 4-5 tháng vừa qua và đã giảm 9 rupee (0,13 USD)/kg. Theo ISMA, tính đến giữa tháng Tư, sản lượng đường thực tế của Ấn Độ đã vượt ngưỡng 29 triệu tấn khi đạt tới 29,98 triệu tấn. Trong khi 227 nhà máy đường vẫn đang tiếp tục sản xuất, đồng nghĩa với việc lượng đường dự trữ sẽ gia tăng và vượt nhu cầu trong nước. Trong một thông báo, ISMA nói rằng nguồn cung tăng lên đã gây sức ép lên giá đường và giá đường hiện tại chỉ vào khoảng 36-37 rupee (0,54-0,56 USD)/kg, khiến các nhà máy đường đang phải chịu thua lỗ. Trước đó, Chính phủ Ấn Độ đã cho phép xuất khẩu 2 tấn đườngtheo hạn ngạch nhưng động thái này không thể chặn được xu hướng giá giảm. Trước tình hình nguồn cung đường trong nước tăng lên, Chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ dỡ bỏ mức thuế 20% cho đường xuất khẩu. Động thái này nhằm làm giảm lượng đường dự trữ trong nước và hỗ trợ đẩy giá đường lên, đồng thời “kìm hãm” đà tăng trong các khoản nợ của các nhà máy đối với người trồng mía.ISMA cho biết tính đến giữa tháng Ba, các khoản nợ này đã lên đến 180 tỷ rupee trên khắp cả nước. Và với tình hình giá đường tiếp tục giảm, thì con số trên có thể vượt mức 200 tỷ rupee, mức cao chưa từng thấy trong cùng kỳ các niên vụ trước.
Sản lượng đường tại Ấn Độ dự kiến vượt trên mức 30 triệu tấn trong niên vụ 2017/2018. Giám đốc Hiệp hội đường Brazil (Unica) Eduardo Leao de Sousa cho rằng kể cả khi mức thuế 20% nói trên được dỡ bỏ thì chi phí sản xuất cao đồng nghĩa với việc Ấn Độ sẽ khó có thể xuất khẩu đường với mức giá cạnh tranh.Quan chức này nhận định rằng nếu Ấn Độ thực sự đạt được con số sản lượng ước tính 30 triệu tấn nói trên, thì lượng đường dư thừa của nước này được dự đoán sẽ được tung ra thị trường nhờ các khoản trợ cấp của chính phủ.
Tương tự Ấn Độ, Pakistan được dự đoán sẽ sản xuất khoảng 6,5 triệu tấn đường trong niên vụ 2017/18, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. Trước đó hồi tháng Một, nước này đang tăng gấp bốn lần lượng đường được hưởng trợ cấp xuất khẩu lên 2 triệu tấn trong nỗ lực nhằm làm giảm tình trạng dư thừa nguồn cung trong nước.Ông Sousa cho rằng các khoản trợ cấp xuất khẩu này có thể khiến nông dân Pakistan chuyển từ trồng lúa sang sản xuất đường, từ đó càng làm trầm trọng hơn tình trạng dư cung toàn cầu và đẩy giá đường tiếp tục đi xuống.
Trước tình hình đó, Unica đã bày tỏ quan ngại này lên Chính phủ Brazil và các nước khác để xem xét khả năng đưa vấn đề này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Cùng chung "cảnh ngộ" với Ấn Độ, tại Thái Lan, quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới, sau hai năm hạn hán nghiêm trọng, sản lượng đường tại nước này dự kiến tăng hơn 14% trong niên vụ 2017/18 lên mức cao nhất của ba năm.Số liệu mới nhất cho thấy Thái Lan ước tính thu hoạch được 108,5 triệu tấn mía, mà có thể sản xuất khoảng 11,5 triệu tấn đường trong niên vụ này. Con số này cao hơn so với mức ước tính 11,2 triệu tấn đường đưa ra trước đó.
Nhiều khả năng hoạt động xuất khẩu trong niên vụ 2017/18 của Thái Lan cũng tăng theo, với mức tăng thêm khoảng 2 triệu tấn từ mức xuất khẩu 6,9 triệu tấn trong niên vụ trước đó. Bên cạnh đó, diện tích trồng mía của Thái Lan sẽ được mở rộng, kéo theo sản lượng sẽ tăng thêm trong niên vụ 2018/19.Sản lượng đường của Thái Lan tính đến cuối tháng 3/3018 đã vượt 12 triệu tấn, nhỉnh hơn so với dự báo 11,9 triệu tấn đưa ra trước đó.
Nhờ chi phí sản xuất thấp, Thái Lan có khả năng sẽ tìm kiếm được nguồn khách hàng mua hầu hết số lượng lớn đường của mình, và chỉ để lại khoảng 300.000 tấn dự trữ.
Thái Lan đã tiến hành một vài biện pháp tự do hóa thị trường đường, như xóa bỏ trợ cấp trực tiếp cho người trồng mía và dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát và hỗ trợ giá trong nước cũng như các biện pháp liên quan khác bao gồm tiếp thị đường.Thái Lan cũng đã thông qua thuế đánh vào nước ngọt hồi tháng 9/2017 và dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 9/2019, sau hai năm xem xét.
>>> Mía đường Kon Tum trước trước áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giao thương biên giới Thái-Myanmar bị tác động vì Trung Quốc hạn chế nhập khẩu đường
21:10' - 21/04/2018
Giá trị thương mại qua khu vực biên giới Mae Sot - Myawaddy (Myanmar) đã giảm đang kể trong quý I/2018 sau khi Trung Quốc hạn chế nhập khẩu đường.
-
Hàng hoá
Đường lỏng nhập khẩu gia tăng
12:13' - 07/04/2018
Theo ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đường lỏng từ tinh bột bắp (HFCS) nhập khẩu ngày vào Việt Nam ngày càng gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.
-
Hàng hoá
Tâm lý tích trữ đẩy giá đồng COMEX tăng mạnh
09:29' - 14/07/2025
Trong khi nhóm kim loại dẫn dắt đà đi lên cho toàn thị trường thì ở chiều ngược lại nhóm nông sản lại đóng cửa trong sắc đỏ.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12' - 13/07/2025
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.
-
Hàng hoá
Gỗ và sản phẩm vào top 5 nhóm hàng xuất siêu nông nghiệp
11:45' - 12/07/2025
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 8,21 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Hàng hoá
Trồng vải thiều Việt Nam giữa sa mạc – kỳ tích của một trang trại Israel
08:35' - 12/07/2025
Thời điểm này, trên trang trại hiện đại của Hợp tác xã nông nghiệp Bananot Hahof, mùa vải thiều bước vào thời khắc sôi động nhất năm.
-
Hàng hoá
Chiều 11/7, giá dầu châu Á tăng do khả năng nguồn cung "vàng đen" biến động mạnh
16:08' - 11/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 11/7 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố liên quan đến Nga.