Thế giới trong "vòng xoáy" giá năng lượng tăng cao: Bài 3 -Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ
Xăng dầu là mặt hàng nhiên liệu đầu vào quan trọng trong nền kinh tế nhưng trước biến động của tình hình thế giới đã tăng liên tục trong các kỳ điều hành gần đây, gây những ảnh hưởng không nhỏ cho đời sống, sản xuất nền kinh tế. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN xung quanh công tác điều hành mặt hàng này trong thời gian qua và sắp tới.
Phóng viên: Giá xăng dầu liên tục lập “đỉnh” trong thời gian qua đã khiến cho nhiều mặt hàng tăng giá. Điều này sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, thưa ông?
Cục trưởng Nguyễn Anh Tuấn: Theo quy định của Luật Giá, xăng, dầu thành phẩm nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Giá xăng dầu tăng làm gia tăng áp lực cũng như tăng kỳ vọng về lạm phát.
Theo đó, tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, mặt hàng xăng dầu thành phẩm chiếm khoảng 3,6%, giả định giá xăng dầu tăng 5% sẽ làm cho chỉ số CPI tăng khoảng 0,18%, tăng 10% làm CPI tăng 0,36% tùy thuộc vào mức tăng của giá xăng dầu. Bên cạnh đó, xăng dầu còn tác động đến nhóm giao thông vận tải như vận tải hành khách bằng đường sắt, hàng không, đường bộ, đường thủy, xe buýt, taxi… và vận chuyển hàng hóa; làm tăng chi phí sản xuất các mặt hàng sử dụng xăng dầu làm đầu vào cho sản xuất, từ đó kéo theo các mặt hàng khác trong nhóm hàng hóa, dịch vụ tính CPI tăng theo. Tác động đến chỉ số giá sản xuất (PPI), giá xăng dầu tăng làm tăng chỉ số giá nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu, tăng chỉ số giá sản xuất các mặt hàng sử dụng xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất như điện khí, dầu mỏ tinh chế… Thời gian qua, giá xăng dầu thành phẩm thế giới tiếp tục xu hướng tăng là nguyên nhân chính tác động làm tăng chi phí đầu vào, qua đó tác động tăng giá xăng dầu trong nước và gây áp lực lên điều hành giá xăng dầu nói riêng, điều hành giá nói chung. Trước áp lực như vậy, đi đôi với việc đánh giá đảm bảo nguồn cung, kiểm soát thị trường và tăng cường dự báo, thì điều hành giá xăng dầu đã cố gắng bám sát diễn biến thị trường; đồng thời linh hoạt sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, để giảm tác động tăng giá mặt hàng xăng dầu trong nước. Nếu không sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá thì biến động giá xăng dầu trong nước còn phức tạp hơn. Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong điều hành giá theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phóng viên:Trước áp lực tăng giá xăng dầu thì đã có nhiều kiến nghị điều chỉnh chi phí kinh doanh định mức trong giá cơ sở xăng dầu và linh hoạt thời gian điều hành giá. Bộ Tài chính có ý kiến gì về vấn đề này, thưa ông? Cục trưởng Nguyễn Anh Tuấn: Mức chi phí kinh doanh định mức hiện nay đối với các mặt hàng xăng RON95, E5RON92 lần lượt là 1.050 đồng/lít và 1.250 đồng/lít; đối với các mặt hàng dầu diezen 0,05s, dầu hỏa, dầu madut lần lượt là 1.000 đồng/lít; 950 đồng/lít và 561 đồng/lít. Mức chi này theo công văn số 5837 ngày 3/6/2021 của Bộ Tài chính. Việc rà soát, đánh giá điều chỉnh chi phí trong kinh doanh xăng dầu đã và đang được Bộ Tài chính rà soát hàng năm theo quy định và cần phải dựa trên báo cáo chuyên đề chi phí kinh doanh được kiểm toán gửi về Bộ Tài chính (kỳ báo cáo: chậm nhất 31/3 hàng năm). Hiện nay, với xu hướng giá thế giới tăng cao, thì việc tăng chi phí kinh doanh định mức trong giá cơ sở sẽ tác động thêm làm tăng giá xăng dầu trong nước và qua đó tác động đến người tiêu dùng. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, để tiếp tục triển khai cho năm 2022 theo quy định, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) đã có công văn số 95/QLG-TLSX ngày 18/02/2022 đề nghị các thương nhân đầu mối báo cáo chi phí kinh doanh theo quy định, trên cơ sở đó sẽ tổng hợp, rà soát và đánh giá. Đối với kiến nghị linh hoạt thời gian điều hành giá, theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu thì thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng. Đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước, thời gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ. Đối với kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo. Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp. Trên thực tế, Nghị định 95/2021/NĐ-CP đã giảm chu kỳ điều hành xuống còn 10 ngày so với trước đây (15 ngày). Thời gian điều hành giá như trên là phù hợp với thực tế mua bán xăng dầu của đa số các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và giúp giá trong nước phản ánh sát với giá xăng dầu trên thị trường thế giới; đồng thời cũng góp phần đảm bảo được tính công khai, minh bạch trong việc điều hành giá. Theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, giá bán xăng dầu trong nước được thực hiện theo cơ chế thị trường và phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới. Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì điều hành; Bộ Tài chính phối hợp. Theo thông tin của Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới giai đoạn vừa qua có biến động tăng giá, nguồn cung xăng dầu khan hiếm do ảnh hưởng của các yếu tố chính như: Căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine và bất ổn chính trị tại các nước như Kazakhstan, Libya, Iran… tiếp tục phức tạp ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao tại nhiều nước lớn như Mỹ, Trung Quốc… cũng tác động làm giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng cao. Việc giá xăng dầu thành phẩm thế giới tăng cao đã tác động làm tăng giá xăng dầu trong nước. Phóng viên:Trong trường hợp giá xăng dầu tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tăng, ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát cũng như cuộc sống của người dân, cơ quan quản lý sẽ có những giải pháp nào để kiềm chế tăng giá mặt hàng này, thưa ông? Cục trưởng Nguyễn Anh Tuấn: Trên thực tế, việc tăng giá xăng dầu có thể điều tiết bằng một số giải pháp. Nghị định số 95/2021/NĐ-CP quy định, giá bán xăng dầu trong nước được thực hiện theo cơ chế thị trường và phù hợp với giá xăng dầu thế giới. Trước diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới, việc điều hành giá xăng dầu thời gian qua tiếp tục được thực hiện công khai, minh bạch và nhất quán theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đúng quy định. Bên cạnh đó, công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được sử dụng linh hoạt, hiệu quả, góp phần giảm mức tăng giá xăng dầu trong nước. Đồng thời, Bộ Công Thương đang triển khai một số giải pháp cần thiết, như đảm bảo nguồn cung; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường kinh doanh xăng dầu; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng hoặc tăng giá bán bất hợp lý. Về điều hành giá, chúng tôi tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới và làm tốt dự báo; tiếp tục cân đối sử dụng công cụ tài chính là Quỹ Bình ổn giá một cách linh hoạt, hiệu quả để hạn chế trường hợp tăng đột biến về giá. Bộ Tài chính cũng vừa có tờ trình gửi Chính phủ dự án Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022. Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn. Cụ thể giảm 2.000 đồng/lít xăng; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1000 đồng/lít; dầu hỏa giảm 700 đồng/lít. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng có kiến nghị Bộ Công Thương cần quản lý tốt nguồn cung; trong đó, cân đối giữa nguồn cung ứng sản xuất trong nước và nhập khẩu để bù đắp phần còn thiếu của sản xuất trong nước. Nếu trường hợp giảm thuế môi trường thì giá trong nước sẽ thấp hơn các nước trong khu vực do đó chúng ta cần phải kiểm soát tốt vấn đề buôn lậu xăng dầu. Ngoài ra, tiếp tục chú trọng thông tin, tuyên truyền về điều hành giá xăng dầu để đảm bảo tính công khai, minh bạch; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường. Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ quản lý ngành chủ động phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê trong rà soát, tính toán các phương án giá, đánh giá tác động đối với kinh tế xã hội, mặt bằng giá, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để chủ động có phương án điều hành phù hợp khi có dư địa. Phóng viên : Xin cảm ơn ông!>> Thế giới trong "vòng xoáy" giá năng lượng tăng cao - Bài 2: Hệ lụy từ các biện trừng phạt kinh tế
>> Thế giới trong "vòng xoáy" giá năng lượng tăng cao - Bài 1: Câu chuyện không của riêng ai
- Từ khóa :
- bộ tài chính
- xăng dầu
- quỹ bình ổn giá
- giá xăng tăng
Tin liên quan
-
Thị trường
Giá xăng tăng mạnh gần 3.000 đồng/lít
15:18' - 11/03/2022
Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON92 là 28.985 đồng/lít và xăng RON 95 là 29.824 đồng/lít.
-
Hàng hoá
Giá xăng tăng kéo doanh thu hàng hóa sụt giảm
15:43' - 02/03/2022
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2/2022 tại Tp. Hồ Chí Minh đạt 89.093 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính nói gì về giá xăng tăng cao kỷ lục?
18:58' - 19/02/2022
Hiện giá xăng A95 đã vượt mốc 25.000 đồng/lít, riêng các khoản thuế chiếm gần 40% giá bán tới người tiêu dùng. Đại diện Bộ Tài chính đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.
-
Tài chính
Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro
09:05' - 20/05/2025
Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.
-
Tài chính
Tỷ phú Bian Ximing đặt cược gần 1 tỷ USD vào thị trường đồng
18:15' - 19/05/2025
Sau thành công vang dội với các giao dịch vàng, tỷ phú Trung Quốc kín tiếng Bian Ximing lại gây chú ý khi đặt cược gần 1 tỷ USD vào thị trường đồng.
-
Tài chính
Thủ tục chuyển nơi đóng BHXH khi cơ quan chuyển trụ sở
08:30' - 19/05/2025
Cơ quan của ông Trần Luân Ngọc ở quận Hà Đông, TP. Hà Nội và đóng BHXH cho người lao động tại BHXH quận Hà Đông. Nay, cơ quan chuyển trụ sở về quận Cầu Giấy.
-
Tài chính
Euro tăng giá - cơ hội cho châu Âu tỏa sáng
14:02' - 18/05/2025
Việc đồng euro tăng giá gần đây so với đồng USD là hệ quả từ các chính sách thất thường của Tổng thống Mỹ ông Donald Trump.
-
Tài chính
Từ bỏ "ví điện tử", Thái Lan tung "phao cứu sinh" 150 tỷ baht cho kinh tế
08:58' - 18/05/2025
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu leo thang do chiến tranh thương mại và việc áp dụng các biện pháp thuế quan gần đây của Mỹ, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
-
Tài chính
Đồng USD tăng giá trong 4 tuần liên tiếp
11:38' - 17/05/2025
Đồng USD tiếp tục mạnh lên trong phiên giao dịch ngày 16/5 và đạt dấu mốc tuần tăng thứ tư liên tiếp.