Thế khó của EU trong xây dựng biện pháp tái thiết kinh tế hậu COVID-19
Các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất như Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ, nằm trong số những quốc gia có mức nợ cao nhất tại châu Âu và do đó chính phủ các nước này gặp nhiều hạn chế trong việc đưa ra chính sách tài khoá.
Việc chính phủ các nước này tăng chi tiêu mà không có sự hỗ trợ của EU có thể khiến thị trường sụp đổ và làm mất niềm tin vào khả năng nền kinh tế có thể sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế mà vẫn “lành lặn”.
Theo Ủy viên phụ trách kinh tế và tiền tệ của EU, ông Cameron Gentiloni, châu Âu cần một gói cứu trợ chung tổng cộng khoảng 1.500 tỷ euro (tương đương 1.600 tỷ USD) để ngăn chặn thảm họa trong dài hạn.
Cho đến nay, các quốc gia thành viên chỉ cam kết khoảng 1/3 con số trên và số tiền đó cũng chỉ dành cho hỗ trợ khẩn cấp, bởi những quốc gia miền Bắc như Hà Lan, Áo và Đức không sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn.
Một trong những bất đồng giữa các quốc gia EU liên quan đến vấn đề nợ công. Để tránh nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng nợ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) một lần nữa, Tây Ban Nha và Italy đã dành nhiều tuần để đề nghị sự hỗ trợ từ các quốc gia láng giềng giàu có và ít bị ảnh hưởng hơn.
Kế hoạch ban đầu là các nước thành viên Eurozone thành lập một quỹ trái phiếu cho vay dài hạn, được gọi là "trái phiếu corona", một cơ chế gộp nợ chung nhằm hỗ trợ nỗ lực tài chính của các quốc gia trong cuộc chiến chống COVID-19.
Một số quốc gia như Đức và Hà Lan đã phản đối đề xuất này vì không muốn ràng buộc kinh tế với những đối tác đang ngập trong nợ khác. Tuy nhiên, những nước này đã đồng ý cung cấp một số cơ chế hỗ trợ kinh tế bổ sung sử dụng ngân sách của EU.
Các khoản cứu trợ của EU thường đi kèm với các điều kiện cải cách nghiêm ngặt, chẳng hạn như các khoản vay dành cho Hy Lạp để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của nước này. Tuy nhiên, Italy và Tây Ban Nha kêu gọi viện trợ trực tiếp mà không có sự ràng buộc nào.
Trên thực tế, ngân sách của EU thiếu sức mạnh chi tiêu khi so sánh với ngân sách quốc gia, đặc biệt các cường quốc như Đức. Hiện tại, ngân sách EU có giá trị tương đương 1% nền kinh tế toàn khối, với phần lớn trong số đó dành cho trợ cấp nông nghiệp và viện trợ cho các khu vực nghèo của châu Âu.
Do đó, nhiều nhà kinh tế bày tỏ hoài nghi về sự hiệu quả của một quỹ hỗ trợ nền kinh tế Eurozone sau đại dịch COVID-19 trị giá hơn 1.000 tỷ euro (1.097 USD) mà EU thông báo mới đây.
Một số chuyên gia dự đoán mô hình mà EC có thể triển khai sẽ tương tự như Kế hoạch Juncker, được thiết kế bởi người tiền nhiệm của bà Von der Leyen, cựu Chủ tịch Jean-Claude Juncker.
Theo Kế hoạch Juncker được khởi xướng vào cuối năm 2014, từ số vốn 16 tỷ euro ngân sách châu Âu, thông qua Quỹ châu Âu về Đầu tư Chiến lược (FEIS), Brussels cho biết đã huy động được 335 tỷ euro từ vốn đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, năm ngoái cơ quan kiểm toán riêng của EU đã bày tỏ nghi ngờ về số liệu này.
Văn bản dự thảo về kế hoạch mà EC soạn thảo bị rò rỉ mới đây cho thấy một cơ chế tương tự, theo đó EC kỳ vọng huy động 2.000 tỷ euro vốn đầu tư dựa trên số tiền 320 tỷ euro vay từ thị trường tài chính. Tuy nhiên các quan chức EU đã phủ định dự thảo này./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Các cơ sở kinh doanh dược triển khai biện pháp ứng phó phòng, chống dịch COVID-19
20:08' - 01/05/2020
Để cụ thể hóa các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn biện pháp ứng phó tại các cơ sở kinh doanh dược trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để phục hồi du lịch Hà Nội sau dịch COVID-19?
18:47' - 01/05/2020
Đã hơn ba tháng qua, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, du lịch Hà Nội cũng như cả nước rơi vào tình trạng trầm lắng, dường như không hoạt động.
-
Kinh tế & Xã hội
92 người liên quan đến bệnh nhân tái dương tính COVID-19 đều có kết quả xét nghiệm âm tính
18:42' - 01/05/2020
92 người (gồm 87 người cư trú tại Chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1 và 5 nhân viên cửa hàng tiện lợi) ở Tp. Hồ Chí Minh đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV- 2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU sắp công bố điều kiện phân loại đầu tư “xanh” ở châu Âu
06:30'
“Phân loại tài chính bền vững” của EU là một danh sách dài các hoạt động kinh tế và các quy định mà các ngành phải đáp ứng để được dán nhãn là đầu tư bền vững vào EU từ năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng euro đối mặt với một tương lai bất ổn?
05:30'
Theo phân tích của Financial Times, đã có sự gia tăng mạnh mẽ trong tỷ lệ mà các ngân hàng trong Eurozone nắm giữ chứng khoán, tài sản đảm bảo và các khoản vay do chính phủ các nước này phát hành.
-
Kinh tế Thế giới
Du khách đến Hong Kong (Trung Quốc) giảm trong 14 tháng liên tiếp
19:10' - 17/04/2021
Cơ quan Phát triển Du lịch Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) thông báo số lượng du khách đến Hong Kong trong quý I/2021 là 16.538 người, giảm 99,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Nhật Bản hợp tác trong lĩnh vực 5G và chất bán dẫn
16:28' - 17/04/2021
Trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thế hệ mới như mạng 5G, trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Vốn ODA năm 2020 của Hàn Quốc giảm 8,7% do đại dịch COVID-19
15:57' - 17/04/2021
Theo báo cáo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Hàn Quốc dành cho nước ngoài đã giảm 8,7% xuống 2,25 tỷ USD vào năm 2020 do ảnh hưởng dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
EU dự kiến phê duyệt kế hoạch phục hồi của các nước thành viên vào mùa Hè
15:44' - 17/04/2021
Ủy ban châu Âu (EC) dự định phê duyệt kế hoạch hồi phục kinh tế của các thành viên Liên minh châu Âu (EU) vào mùa Hè, sau đó bắt đầu giải ngân cho các nước từ Cơ chế hỗ trợ hồi phục và ổn định.
-
Kinh tế Thế giới
Maroc tạm dừng các chuyến bay đến và đi từ 13 quốc gia
15:13' - 17/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 16/4, Văn phòng các sân bay Maroc (ONDA) cho biết sẽ tạm dừng các chuyến bay chở khách đến và đi từ 13 quốc gia khác cho đến khi có thông báo mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhu cầu dầu thế giới chưa thể sớm khôi phục
14:56' - 17/04/2021
Trong báo cáo công bố ngày 16/4, trung tâm nghiên cứu AmInvesment Bank của Malaysia nhận định nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ chỉ phục hồi về thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Nga đánh giá tích cực đề xuất của Mỹ về hội nghị thượng đỉnh song phương
14:06' - 17/04/2021
Ngày 16/4, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moskva đánh giá "tích cực" đề xuất của Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin.