“Thế khó” của ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế mới nổi
Theo nhận định của nhật báo Les Echos, đại dịch COVID-19 sẽ không thể kết thúc một sớm một chiều, trong khi nguồn lực tăng trưởng của các ngân hàng trung ương ở các nước mới nổi (trừ Trung Quốc) đang cạn kiệt nghiêm trọng. Thêm vào đó, việc giá lương thực tăng càng làm phức tạp thêm phương trình tính toán của các ngân hàng, khiến họ bị "bó chân bó tay" vì lạm phát gia tăng.
Tại Brazil, Nga, Romania, Ba Lan, Hungary và Mexico, chỉ số lạm phát hiện đã vượt xa mức mục tiêu do các ngân hàng trung ương đặt ra, khiến họ buộc phải tăng lãi suất. Irina Topa-Serry, chuyên gia kinh tế cấp cao của công ty quản lý đầu tư toàn cầu AXA IM, nhận định: “Kể từ đầu năm đến nay, ở các nước mới nổi đã có 32 lần điều chỉnh tăng lãi suất, chủ yếu ở khu vực Mỹ Latinh, châu Âu (trừ Thổ Nhĩ Kỳ) và Nga”.Nguy cơ tăng trưởng bị hạn chế trong khi chi phí vay nợ của các quốc gia tăng cao đã làm hạn chế khả năng ngân sách của các ngân hàng. Bà Irina Topa-Serry cảnh báo: "Chính sách tiền tệ ở những nước này cần phải phản ứng nhanh hơn và thậm chí phải mạnh hơn nếu muốn thoát khỏi tình trạng trên".Bà Irina Topa-Serry nói thêm: "So với các nước phát triển, lạm phát ở các nước mới nổi thường có xu hướng diễn ra nhanh và lâu hơn". Thứ nhất, lạm phát đè nặng lên tỷ giá hối đoái, yếu tố có tác động dây chuyền lên giá cả trong nước. Tiếp đến, các nền kinh tế mới nổi có cơ chế chỉ số hồi tố đối với tiền lương và lương hưu, điều này khiến lạm phát trở nên dai dẳng hơn. Cuối cùng, thị trường có xu hướng nghi ngờ quyết tâm chống lạm phát của ngân hàng trung ương của các nước này nên nếu xuất hiện yếu tố thiếu tin cậy, thị trường sẽ phản ứng nhanh hơn cả Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hoặc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).Một yếu tố khác cũng nhạy cảm không kém đối với các ngân hàng này, đó là tình trạng lạm phát toàn phần (có tính đến cả giá năng lượng và thực phẩm), như đang diễn ra ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) hoặc Mỹ. Trong khi đó, năng lượng và thực phẩm, hiện đang là nguyên nhân chính thúc đẩy lạm phát, lại chiếm một phần lớn trong Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các nước mới nổi. Chỉ riêng thực phẩm (không bao gồm đồ uống có cồn) đã chiếm hơn 35% chỉ số CPI của Nga, hơn 25% chỉ số CPI của Ba Lan và Mexico, hơn 20% chỉ số của Hungary và Brazil và hơn 15% trong trường hợp của Chile, Cộng hòa Czech và Nam Phi.Tình hình càng thêm căng thẳng vì các ngân hàng trung ương ở phương Tây, dẫn đầu là Fed và ECB, sẽ sớm không còn cung cấp cho thị trường thế giới lượng thanh khoản dồi dào như trước nữa. Hiện các nhà đầu tư đã không chờ đợi lợi tức trái phiếu Mỹ tăng mạnh mà đã quay lưng lại với các nước mới nổi. "Dòng chảy sang các thị trường mới nổi bên ngoài Trung Quốc đã dừng lại nếu chúng ta xem xét khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11", Robin Brooks, chuyên gia thuộc Viện Tài chính Quốc tế, đã lưu ý trong một bài viết được công bố vào đầu tháng 12/2021.Theo ông, tình hình có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn. Các yếu tố như biến thể mới nhất của COVID-19, việc Fed thu hẹp chương trình bơm tiền vào nền kinh tế (giảm mua lại tài sản) hay sự mất giá của đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ đều là rủi ro đối với các thị trường mới nổi, trong khi ngay cả dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng đang cạn dần./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng tung khuyến mãi hút kiều hối cuối năm
18:03' - 13/12/2021
Lượng kiều hồi về Việt Nam trong năm nay ước tính ở mức 18,1 tỷ USD, con số này cao hơn nhiều so với mức 17,2 tỷ USD trong năm 2020, khi Việt Nam xếp thứ 11 thế giới về lượng kiều hối.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á lên điểm sáng 13/12 trước thềm các cuộc họp của 17 ngân hàng trung ương
10:39' - 13/12/2021
Trong phiên sáng 13/12, chỉ số Nikkei 225 tăng 258,91 điểm, lên 28.696,68 điểm, chỉ số Hang Seng tăng 246,54 điểm, lên 24.242,26 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite tăng 20,59 điểm, lên 3.686,94 điểm.
-
Phân tích - Dự báo
Dư luận về việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
05:30' - 11/12/2021
Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên diện rộng lần thứ hai trong năm nay diễn ra vào thời điểm quan trọng khi kinh tế Trung Quốc đang trên đường đạt mục tiêu tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.