Dư luận về việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã công bố cắt giảm 50 điểm cơ bản (0,5%) trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các tổ chức tài chính, có hiệu lực từ ngày 15/12.
Động thái này sẽ bơm 1.200 tỷ nhân dân tệ (NDT), tương đương 188,3 tỷ USD, thanh khoản dài hạn vào nền kinh tế, sau khi ban lãnh đạo cao nhất của nước này nhấn mạnh sự ổn định trong phát triển kinh tế vào năm 2022 tại một cuộc họp thiết lập tinh thần chung cũng diễn ra trong ngày 6/12.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, việc cắt giảm RRR trên diện rộng vào ngày 6/12, lần thứ hai trong năm nay, diễn ra vào thời điểm quan trọng khi nền kinh tế Trung Quốc đang trên đường đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm. Động thái này sẽ làm giảm bớt áp lực đi xuống đối với nền kinh tế, đồng thời giảm chi phí tài chính, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn.Trong một tuyên bố đăng ngày 6/12 trên trang mạng của PBoC, cơ quan này cho biết, để hỗ trợ sự phát triển kinh tế thực sự và thúc đẩy việc điều tiết chi phí tài chính tổng thể, PBoC sẽ cắt giảm 0,5% RRR bắt đầu từ ngày 15/12.PBoC, vốn cam kết duy trì một chính sách tiền tệ thận trọng và kiềm chế các biện pháp kích thích dồn dập. Ngân hàng nhấn mạnh việc cắt giảm này sẽ đưa RRR trung bình có điều chỉnh đối với các tổ chức tài chính xuống 8,4%.
Trong một phần hỏi đáp riêng biệt trên trang web của PBoC, cơ quan này đã giải thích về việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thận trọng. PBoC nói rằng việc cắt giảm RRR, một hoạt động chính sách tiền tệ thông thường, sẽ làm cho một phần số tiền nói trên được sử dụng để trả các khoản vay đáo hạn thông qua cơ sở cho vay trung hạn (MLF), trong khi một phần khác được cho là sẽ bổ sung thêm vào vốn dài hạn. Ông Ngũ Siêu Minh (Wu Chaoming), trưởng nhóm chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán Tài Tín (Chasing Securities), nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng, số lượng các khoản vay MLF đến hạn thanh toán vào tháng 12 đã đạt 950 tỷ NDT, có nghĩa là một khoảng thiếu hụt tiền mặt nhất định sẽ được lấp đầy bằng việc cắt giảm RRR sắp tới. Theo PBoC, quyết định hôm 6/12 sẽ "giải phóng" khoảng 1.200 tỷ NDT vốn dài hạn vào nền kinh tế, và đây được cho là sẽ giảm chi phí cấp vốn khoảng 15 tỷ NDT mỗi năm cho các tổ chức tài chính, dẫn đến một sự cắt giảm lớn chi phí huy động tài chính cho xã hội.Việc cắt giảm RRR diễn ra sau giảm RRR vào tháng Bảy, khi mức cắt giảm RRR 0,5 điểm phần trăm được áp dụng cho các tổ chức tài chính, vốn được cho là để giải phóng nguồn vốn dài hạn khoảng 1.000 tỷ NDT./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu
06:30' - 10/12/2021
Chiều hướng tăng trưởng chậm lại một cách đáng kinh ngạc của kinh tế Trung Quốc đang mang đến những cảnh báo quen thuộc rằng khi Trung Quốc "hắt hơi" thì kinh tế toàn cầu cũng sẽ "sổ mũi".
-
Doanh nghiệp
Fitch Ratings xác nhận hai công ty bất động sản lớn của Trung Quốc vỡ nợ 1,6 tỷ USD
19:05' - 09/12/2021
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings ngày 9/12 cho biết hai công ty bất động sản lớn của Trung Quốc đã vỡ nợ số trái phiếu bằng ngoại tệ trị giá 1,6 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Lạm phát tiêu dùng ở Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 năm
15:28' - 09/12/2021
Một quan chức cấp cao của NBS cho biết yếu tố chính làm tăng chỉ số CPI là giá lương thực, trong đó giá thịt lợn - một trong những thực phẩm quan trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Vì sao tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sụt giảm nhanh?
05:30' - 09/12/2021
Tăng trưởng suy giảm một phần do chính sách không khoan nhượng với COVID-19 của Trung Quốc, hay còn gọi là Zero COVID-19, chính sách này yêu cầu phong tỏa thường xuyên hơn so với các nước khác.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nỗ lực kiểm soát tác động từ cuộc khủng hoảng của Evergrande
21:03' - 08/12/2021
Khi tập đoàn bất động sản Evergrande của Trung Quốc chuẩn bị tái cơ cấu quy mô với sự hậu thuẫn của chính phủ, chính phủ đang nỗ lực hạn chế tác động từ cuộc khủng hoảng của tập đoàn đến nền kinh tế.
-
Doanh nghiệp
Truyền thông Mỹ: Apple từng ký thỏa thuận trị giá 275 tỷ USD với Trung Quốc
07:42' - 08/12/2021
Reuters dẫn trang tin về công nghệ The Information (Mỹ) ngày 7/12 đưa tin cách đây 5 năm, Giám đốc điều hành hãng (CEO) Apple Tim Cook đã ký một thỏa thuận trị giá khoảng 275 tỷ USD với Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30'
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30'
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.