Thêm cơ chế tạo thị trường cho cơ khí Việt
Cơ khí được xem là ngành công nghiệp trọng điểm, xương sống của nhiều ngành sản xuất khác. Dù có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng đến nay, ngành cơ khí Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào sản xuất linh phụ kiện, hàng gia dụng, dụng cụ và phụ tùng cho ô tô. Trong khi đó, nhiều sản phẩm cơ khí đòi hỏi công nghệ cao, doanh nghiệp nội địa lại chưa thể đáp ứng sản xuất.
Diễn giải cho vấn đề này, đại diện Hiệp hội trên cho hay, cả nước có khoảng 3.100 doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo với 53.000 cơ sở sản xuất. Nhưng các sản phẩm cơ khí sản xuất trong nước hiện chỉ chiếm khoảng 7% thị trường.
Theo bà Trương Thị Chí Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), thị phần ít bởi các doanh nghiệp nội địa đang phải tự vận động khi cơ chế thị trường chưa hoàn thiện. Cùng với đó, sự hỗ trợ từ các chính sách chưa đến được với doanh nghiệp, đơn hàng từ chính các dự án đầu tư công trong nước vẫn thiếu. Ngoài ra, trên thực tế chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí của một số doanh nghiệp trong nước hiện vẫn còn thấp, giá thành sản xuất lại cao nên thiếu sức cạnh tranh. Trong khi đó, chưa có doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt, liên kết với nhau. Dù vậy, bà Trương Thị Chí Bình cho rằng, cơ hội cho doanh nghiệp nội địa là vẫn còn. Bởi hàng năm, Việt Nam vẫn nhập khẩu trung bình trên dưới 40 tỷ USD các trang thiết bị, máy, vật tư sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng hạ tầng, dịch vụ và an ninh quốc phòng. Quan trọng là doanh nghiệp phải nâng cao được năng lực cạnh tranh và tính liên kết. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc Công ty cơ khí chính xác SKD Việt Nam, sản phẩm nội địa hoàn toàn có thể không thua kém hàng ngoại nhập về chất lượng và độ chính xác, song quan trọng nhất vẫn là thị trường. Để cạnh tranh được, doanh nghiệp cần thêm các cơ chế khuyến khích; trong đó ưu tiên sử dụng hàng hóa nội địa cho các dự án kinh tế, đầu tư trong nước. “Muốn vực dậy ngành cơ khí trong nước, điều đầu tiên là phải có thị trường. Nhưng để có được thị trường, Chính phủ và các bộ ngành cần có cơ chế riêng cho ngành. Đơn cử như ưu tiên hàng trong nước bằng việc các sản phẩm nào đã sản xuất được và sản xuất tốt, thì hạn chế nhập khẩu, và có thể sử dụng cho các dự án”, ông Kết nói. Cùng quan điểm trên, ông Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cơ khí Hà Nội cho rằng, quan trọng nhất đối với doanh nghiệp cơ khí là thị trường. Bộ Công Thương cần định hình cho doanh nghiệp trong nước có thể đáp ứng, phân chia thị trường như thế nào để có cơ hội cung ứng sản phẩm cho thị trường nội địa. Sau đó, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới để giảm giá thành sản xuất và cạnh tranh để từ đó tham gia chuỗi cung ứng. "Chúng tôi cũng mong muốn Bộ Công Thương tham mưu cho Chính phủ sớm xây dựng chiến lược, quy hoạch để phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong thời gian sắp tới; cơ chế chính sách hỗ trợ sớm ban hành và đi vào thực tế hơn để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận, mở rộng hợp tác và chia sẻ thị trường, mang lại sự phát triển bền vững"- ông Nam kiến nghị. Để phát triển công nghiệp cơ khí nói chung và công nghiệp hỗ trợ cơ khí nói riêng, ông Đào Phan Long kiến nghị cần có chương trình hỗ trợ đầu ra bằng cách kết nối với người mua tiềm năng của mỗi ngành; ưu đãi cho công ty công nghiệp hỗ trợ cỡ vừa hiện nay đầu tư mở rộng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về tài chính… Đồng thời, tạo nhiều đơn hàng, trong đó có đơn hàng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nhất là các dự án đầu tư công. Theo Cục Công nghiệp, Bộ sẽ tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn, trong đó có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế tạo để đảm bảo cho công nghiệp hỗ trợ có điều kiện phát triển; thúc đẩy các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, thị trường cho công nghiệp hỗ trợ trong nước sẽ được duy trì và mở rộng, tạo tiền đề để các doanh nghiệp cơ khí trong nước trở thành nhà cung cấp, tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Cơ khí Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển và chiếm lĩnh thêm thị phần. Tuy nhiên, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, cần thiết phải có sự nâng đỡ về chính sách của các bộ ngành và nhà nước trong việc tạo thị trường, liên kết và nâng cao công nghệ cho doanh nghiệp...Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Tái cấu trúc danh mục đầu tư, Masan mang về 134,5 triệu USD
11:19' - 30/05/2024
Ngày 30/5/2024, Masan High-Tech Materials (MHT) đã ký kết Hợp đồng mua bán với Mitsubishi Materials Corporation (MMC) Group.
-
Đời sống
Trao chứng nhận kiểm định chất lượng đào tạo cho Trường Đại học Quốc tế miền Đông
15:55' - 29/05/2024
Ngày 29/5, tại Trường Đại học quốc tế miền Đông, Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học quốc gia TP.HCM công bố quyết định và trao chứng nhận kiểm định chất lượng 2 chương trình đào tạo.
-
Công nghệ
Triển lãm về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo quy tụ hơn 450 doanh nghiệp
15:31' - 29/05/2024
Triển lãm lần thứ 20 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo 2024 sẽ diễn ra từ ngày 2 đến ngày 5/7 tại Tp Hồ Chí Minh quy tụ hơn 450 nhà trưng bày đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Kinh tế và pháp luật
Từ 1/6/2024: Thực hiện quy định mới về đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
16:29' - 28/05/2024
Thông tư 05/2024/TT-BGTVT ngày 31/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C. Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ 1/6/2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Airbus có thể gặp khó với mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong năm 2025
08:00'
Airbus đã bàn giao 70 máy bay trong tháng 3/2025, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng dự báo cho thấy hãng này sẽ gặp khó trong việc đạt được mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong cả năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
07:46'
Các chuyên gia cho rằng đây không chỉ là cú sốc tạm thời mà là biện pháp báo hiệu thời điểm để tái tổ chức chuỗi cung ứng toàn cầu và cơ cấu xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Hãng Korean Air “bắt tay” với Anduril để phát triển phương tiện bay tự hành
19:20' - 02/04/2025
Hãng hàng không hàng đầu của Hàn Quốc Korean Air cho biết đã ký bản ghi nhớ (MOU) với công ty công nghệ quốc phòng Anduril Industries của Mỹ để cùng phát triển các phương tiện bay tự hành (AAV).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ xoay xở trước bão thuế quan mới
14:08' - 02/04/2025
Trước áp lực từ các chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp Mỹ đang tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất và tránh tăng giá bán.
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines có tân Chủ tịch HĐQT
13:26' - 02/04/2025
Tại phiên họp đầu tiên, HĐQT nhiệm kỳ mới của Vietravel Airlines đã thống nhất bầu ông Đỗ Vinh Quang giữ chức danh Chủ tịch HĐQT.
-
Doanh nghiệp
Repsol duy trì "đối thoại mở" với Mỹ để tiếp tục hoạt động ở Venezuela
12:56' - 02/04/2025
Tập đoàn dầu khí Repsol đang duy trì “đối thoại mở” với Chính phủ Mỹ nhằm tìm cơ chế duy trì hoạt động tại Venezuela sau khi Washington thu hồi giấy phép xuất khẩu dầu của Repsol từ quốc gia này.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nối lại đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, thúc đẩy giao thương
11:00' - 02/04/2025
Việc nối lại đường bay là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Vietnam Airlines tại Malaysia, đồng thời hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.
-
Doanh nghiệp
OpenAI sẽ có mô hình AI mở cạnh tranh với DeepSeek và Meta
08:26' - 02/04/2025
OpenAI, nhà sáng lập ChatGPT sẽ phát triển mô hình AI tạo sinh mở hơn, đánh dấu sự thay đổi chiến lược quan trọng trong bối cảnh ngày càng chịu áp lực cạnh tranh từ đối thủ DeepSeek và Meta.
-
Doanh nghiệp
PTC3 sẵn sàng các phương án vận hành an toàn, ổn định trong cao điểm mùa khô
15:38' - 01/04/2025
PTC3 đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, quản lý và vận hành, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của EVNNPT để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng, nhất là trong giai đoạn cao điểm.